CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CHÂN TRỜI TÍM

Diễn ĐÀN Thơ Văn
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  PublicationsPublications  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Giọt buồn /THO ChinhNguyen/H.N.T.
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Apr 27, 2024 7:15 am

» VINH BIET ANH SONG AN CHAU, Manager Blog CTT
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 28, 2024 8:29 am

» TIN BUON
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Jan 26, 2024 4:06 pm

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Jan 01, 2024 2:05 am

» Mừng Xuân Quí Mão 2023
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Feb 05, 2023 10:16 pm

» LA THU NGO/CN-HNT
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Nov 05, 2022 8:00 pm

» Đời như chiếc lá thu phai
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby Lêkhoacử Mon Jan 27, 2020 8:26 am

» MẤY GIÒNG LƯU BÚT/CN-HNT
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Thu Sep 19, 2019 8:45 pm

» MƯA – BÌNH LONG
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby Ngô Việt Sương Fri Apr 13, 2018 6:51 pm

» HOÀI NIỆM TUỔI THƠ
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby TRẦN ĐỨC LAI Wed Mar 21, 2018 8:08 am

» Năm Gà Nói Chuyện Cà Kê
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby sơn trà Tue Jan 31, 2017 4:32 am

» CHÚC TẾT ĐINH DẬU - Ban Diều Hành CTT
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby Song an Châu Mon Jan 23, 2017 8:13 am

» Tin mới
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Jan 10, 2017 4:31 pm

» BếnMong(NCali)/MộngẢo(ChNg)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 08, 2017 10:29 pm

» THƠ NÓI LÁI CỦA ĐẠI GIA
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby sơn trà Thu Jan 05, 2017 7:40 am

» MONG NGƯỜI VÁ LẠI TÌNH TÔI - Song An Châu
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby Song an Châu Tue Jan 03, 2017 5:39 pm

» GỌI THẦM - Tùy bút Song An Châu
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby Song an Châu Mon Dec 26, 2016 7:23 am

» Hai Đêm Giáng-sinh
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Dec 20, 2016 5:47 pm

» Nhà thơ đứng chợ
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Dec 10, 2016 4:31 pm

» XIN TẠ ƠN(2016)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Nov 22, 2016 5:05 am

» Mùa Thu bất tận/ChNg
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Nov 07, 2016 10:55 pm

» Tình Thu Trao Đi/ChNg
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Nov 04, 2016 7:27 am

» TÌNH HỌC TRÒ
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby Lêkhoacử Fri Oct 28, 2016 10:33 pm

» VỀ HƯU - Tùy bút Song An Châu
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby Song an Châu Mon Oct 17, 2016 3:06 am

» ĐÀN CHIM XA XỨ - Song An Châu
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeby Song an Châu Wed Oct 12, 2016 7:31 pm

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Tân Mão
MỜI KHÁCH
THỜI GIAN LÀ ....!


Gallery
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Empty
Top posters
Song an Châu (665)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_leftQuán Văn_ HOÀNG YẾN I_voting_barQuán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_right 
Lêkhoacử (625)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_leftQuán Văn_ HOÀNG YẾN I_voting_barQuán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_right 
chinh nguyen (248)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_leftQuán Văn_ HOÀNG YẾN I_voting_barQuán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_right 
sơn trà (221)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_leftQuán Văn_ HOÀNG YẾN I_voting_barQuán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_right 
Admin (192)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_leftQuán Văn_ HOÀNG YẾN I_voting_barQuán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_right 
Trà My (171)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_leftQuán Văn_ HOÀNG YẾN I_voting_barQuán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_right 
Hoàng Dũng (164)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_leftQuán Văn_ HOÀNG YẾN I_voting_barQuán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_right 
Lida (121)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_leftQuán Văn_ HOÀNG YẾN I_voting_barQuán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_right 
PCnet (87)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_leftQuán Văn_ HOÀNG YẾN I_voting_barQuán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_right 
TRẦN ĐỨC LAI (84)
Quán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_leftQuán Văn_ HOÀNG YẾN I_voting_barQuán Văn_ HOÀNG YẾN Poll_right 

 

 Quán Văn_ HOÀNG YẾN

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Yen Hoang

Yen Hoang


Tổng số bài gửi : 8
Join date : 12/12/2009

Quán Văn_ HOÀNG YẾN Empty
Bài gửiTiêu đề: Quán Văn_ HOÀNG YẾN   Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeTue Dec 15, 2009 1:40 am

BÃO GIÔNG.
Truyện ngắn: Hoàng Yến

Bố tôi là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.Với cấp bậc Trung Tá, Ông đi tù 10 năm, tận miền Bắc. Trong gia đình, em trai tôi học Y khoa. Em gái tôi vào ngành Sư Phạm. Em trai kế nữa muốn thi vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Các em nhỏ không tính, vì chúng chưa biết định hướng tương lai. Duy chỉ mình tôi nối nghiệp Bố. Tôi cũng là quân nhân. Nhờ địa vị Bố tôi, tôi được biệt đãi trong đơn vị mình. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi vừa tròn 25 tuổi. Tuổi mơn mởn đào tơ của một cô gái thị thành. Tuổi dạt dào nhựa sống. Lúc đó, tôi vẫn chưa biết yêu ai. Mỗi lần Bố hỏi :
- Sao? Đưa anh ta về gặp Bố đi chứ? Con gái lớn rồi!
Tôi ngoe nguẩy:
- Con chưa tìm được người nào giống như Bố.
Bố tôi phì cười:
- Giống như Bố là giống làm sao?
Tôi bắt đầu tả người trai trong mộng của tôi:
- Cao trên 1mét 70. Da trắng. Đẹp hiên ngang.
Bố tôi cốc đầu tôi và nói:
- Thôi được. Bố chờ.
Là trưởng nữ , tôi rất được Bố thương.Tôi cũng rất thương Bố. Hình ảnh Bố trong bộ đồ nhà binh. Dáng thẳng oai phong làm tôi ao ước mãị Người yêu tôi sau nầy phải giống Bố tôi về ngoại hình, về phong cách, về tình thương.
Nhưng bầu trời phía trước được tôi nhìn qua lăng kính màu hồng ấy đã nổi bão giông. Nước mất. Bố tôi đi tù. Cứ ba tháng một lần tôi thay Mẹ ra Bắc thăm Bố. Đúng 49 lần thăm thì Bố tôi
"được tha".Về đến nhà, việc đầu tiên là Bố tôi mang hết mấy quyển Album gia đình ra Bố chọn một tấm ảnh chân dung của ông trong bộ quân phục. Bố nói:
- Bố thích tấm ảnh nầy.Bố chụp khi con vừa lên 3 tuổi đấy...
Hai tuần sau Bố tôi mất khi Ông chưa đến tuổi 60. Kiếp nguời thật mong manh quá! Mẹ tôi như người mất trí. Các anh chị em tôi rất đỗi bàng hoàng. Đau đớn. Hụt hẩng. Căm phẩn tột cùng nơi đã làm cạn nguồn sinh lực Bố tôi. Cả gia đình ngồi lại. Mẹ tôi quyết định đem hết của tiền còn lại, cho ba trong số bảy chị em chúng tôi vượt biên.
Mẹ tôi nói:
- Cả gia đình mình đánh đu với phần số đâỵ
Em trai tôi nói vui một cách vô tư:
- Mẹ đừng lo. Con nghe các bạn con hay nói như vầy: Một là má nuôi con. Hai là con nuôi cá. Ba là con nuôi má. Thôi cứ vậy mà đi.
Cả nhà cười vui vẻ y như sắp đi ăn tiệc không bằng. Chẳng có gì là căng thẳng cả.

Một năm saụ
Em trai tôi được bà cô bảo lãnh vào Úc. Em gái kế đi Pháp. Còn tôi đi Mỹ.
Sáu tháng đầu tôi làm " người tàn tật". Điếc: vì không nghe rõ được tiếng nói của người bản xứ. Què: vì không biết lái xe. Câm: vì hễ mở miệng ra sợ nói tiếng Mỹ "ngọng" bị cười. Cho đến một ngày tôi gặp anh. Anh là "tuỳ viên" của Bố tôi ngày trước.Vượt biển với cả gia đình từ năm 1980. Vợ anh chia tay anh trong một tình huống bất ngờ. Chị gặp lại người tình cũ thời còn đi học. Giờ đang là thương gia giàu có. Chỉ có thế mà bỏ anh. Tôi được một bà Mỹ tốt bụng nhận làm con nuôi. Nhà bà có ba phòng do các con lập gia đình ở riêng .Trống và vắng. Anh tới lui thăm tôi thường. Đưa giúp tôi đi chợ. Dạy tôi học lái xe. Xin việc làm và nhiều sự quan tâm chăm sóc khác. Có anh tôi thấy ấm lòng. Tôi đã gần 40 tuổi. Còn anh ngoài 50. Nếu ở Việt Nam tôi được xếp vào tuổi "quá lứa, lở thì". Thành ra, khi anh ngõ ý yêu tôi, tôi nhận lời không chút do dự. Từ đó tôi xin phép bà má nuôi cho tôi ở riêng. Hằng ngày, anh đưa tôi đi làm. Anh cũng đi làm. Nhưng về đến nhà, anh giành làm hết mọi việc: bếp núc, giặt giũ, rửa chén, clean nhà. Tôi ái ngại thì anh dịu dàng:
- Anh sống một mình đã lâu. Đâu đó có trật tự. Em đừng làm xáo trộn chi cho phiền. Để anh làm hết cho. Mai mốt anh già chút nữa giao lại cho em. Tha hồ mà làm. Được không?
Tôi mỉm cười hạnh phúc. Nửa năm qua mau. Anh vẫn yêu thương tôi với tình yêu của người chồng cưng vợ. Tôi đã biết tự lái xe đi làm. Những hôm về sớm bất chợt, tôi bắt gặp anh ngồi trầm tư , mắt nhìn vào khoảng trời xa xăm, cách vô hồn. Gặng hỏi thì anh bảo không có gì. Người sống nội tâm hay như thế. Anh vẫn cư xử ôn hoà nên tôi mau quên. Bạn bè nói tôi hạnh phúc quá. Dù anh lớn tuổi và chúng tôi không còn hy vọng sinh con. Nhưng tình yêu tôi chân thành. Tình yêu anh bao la. Nhiều điểm anh cũng phảng phất giống Bố tôi. Tôi thích!
Nếu sống ở đất Mỹ nầy mà gia đình vợ chồng sớm tối đi về có nhau. Rất mực yêu thương nhau. Thuận hoà hạnh phúc mãi thì tôi nghĩ chắc không ai còn nghĩ đến thiên đàng. Biển đời mà người ta hay gọi là " biển trần khổ vơi vơi trời nước " ấy cũng có lúc dậy sóng ba đào bởi bão giông.

Hôm đó, tôi trở về nhà trễ hơn thường lệ. Vừa ghé chợ mua ít thức ăn. Tôi muốn đãi anh món cá hấp cuốn bánh tráng. Anh thường nói:
- Lớn tuổi rồi ăn nhiều thịt không tốt. Ăn cá, ăn rau người sẽ khoẻ hơn.
Bảy tháng sau ngày làm vợ anh, đây là lần đầu tiên tôi làm bếp. Hôm qua tôi nói với anh rằng:
- Hạnh phúc của người vợ là nhìn chồng ăn một cách ngon lành những món mình đã nấu. Hãy cho em được hạnh phúc ấy một lần.
Anh cười:
- Bộ anh nấu thì mình không hạnh phúc sao?
Tôi hả hê lòng nhưng vẫn nằn nì:
- Đừng cưng em quá em hư. Phụ nữ Việt Nam là " bà nội trợ ". Không có "ông nội"!
Anh gật đầu.
Đóng cửa xe, tôi đi thẳng vào bếp. Lạ ! Đèn chỗ nào cũng sáng trưng. Tôi vào phòng để computer, không có anh. Vào phòng ngủ không có anh! Restroom mở cửa. Tôi không thấy anh đâu cả....
Tôi bày biện thức ăn ra bàn rồi ngồi chờ. 9 giờ. 10 giờ . 11 giờ. 12giờ... Tôi đứng lên.Khi lục tung hết tủ bàn tôi mới hay anh đã mang toàn bộ quần áo, đồ đạc của anh theo. Dưới gối là hai dòng thư ngắn ngủi:

Em,
Anh xin lỗi đã ra đi mà không báo cho em biết trước. Rồi em sẽ quên. Hãy tha thứ cho anh!
Tường Lân.

Tôi hốt hoảng thật sự! Vừa khóc vừa gọi tên anh. Suốt đêm đó tôi không ngủ. Hôm sau vào chỗ làm mệt ngất ngư. Một ngày, hai ngàỵ Một đêm, hai đêm. Liên tiếp nhiều ngày nhiều đêm như vậy trôi qua. Rồi cũng qua! Những ngày, những tháng, những năm sống như người ảo chấm hết thực sự khi tôi nhận được thư anh:

Massachusetts ngày 22 tháng 6 năm 1987.
Hồng Bích yêu thương,
Anh muốn không bao giờ viết cho em nữa. Nhưng em còn nhớ 2 câu thơ của ai đó mà em nhắc anh hồi mới gặp lại nhau, khi nói về cuộc tình của anh Thao và chị Tường Loan không?
Nợ tình chưa trả cho ai,
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.
Anh bây giờ sống rất gấp. Anh quyết định viết vội cho em. Mà em hứa với anh đi. Đọc thư anh em không khóc. Hôm em nằng nặc đòi anh cho em làm bếp để đãi anh món cá hấp, anh vừa trả lời em vừa gập người nén chặt cơn đau mấy lần. Làm sao em biết được lòng anh quặn thắt cở nào?
Em à! Người chưa đến Mỹ gọi đất Mỹ là Đất Hứa. Tưởng rằng nước Mỹ là xứ sở thần tiên. Người còn ở lại quê nhà tưởng tại Mỹ "dollar lót đàng , vàng lót ngõ". Nhiều người cho rằng nước Mỹ là nơi lắm bạc nhiều tiền, làm sao còn có cảnh cơm không lành , canh không ngọt? Làm gì có chuyện vợ chồng chia tay nhau, khi mọi tiện nghi đều dễ kiếm.Thậm chí có người còn khẳng định: Ở Mỹ không sợ bịnh. Lỡ có bịnh cũng không sợ chết . Vì y học quá tiến bộ. Đâu phải như ở Việt Nam: Nghèo - khổ - bịnh - tật - chết. Đã nghèo thì phải khổ. Đã khổ thì đổ đau, đổ bịnh. Bịnh không tiền hay không đủ tiền chữa thì phải chịu tật hay là chết. Phải vậy không em?
Gặp lại em anh mừng lắm. Anh nhớ những ngày cận kề bên Bố. Dù cấp bậc có một khoảng cách nhất định nhưng Bố rất tốt với anh. Với kỷ luật thì Bố dùng kỷ luật thép. Nhưng với tình thương thì Bố thật khoan nhân. Vì vậy mà Bố là cấp chỉ huy được lòng mọi người yêu mến. Trong cuộc đời anh. Mẹ là người anh yêu nhất. Hôm mẹ anh mất Bố cho ngày về phép còn cho cả tiền. Thế mà khi Bố chết anh không có cơ hội viếng người. Những mỹ cảm về Bố trong anh, anh đã đem mà đối xử với em như em đã thấy. Tiếc một điều anh không thể sống mãi bên em.
Em Hồng Bích,
Anh bị chứng bịnh ung thư máu. Thật tình anh không biết. Cho đến khi làm chồng em được 5 tháng 12 ngàỵ Tại sao anh tính kỹ như vậy? Bác sĩ nói anh sống rất gấp mà! Những lúc ở bên em. Những lúc nhìn em nói cười vô tư. Mắt sáng ngời hạnh phúc anh yêu quá. Muốn nói sự thật cũng không nỡ. Chờ cho em ổn định cuộc sống. Anh quyết định bỏ đi.Thà là anh bỏ đi. Đi để trốn chạy thực tại đau thương. Chắc lúc đó em nghĩ anh trở về với vợ cũ. Hay em cho anh là tên giả dối, phản bội em? Có lúc nào em nguyền rủa anh chưa? Hay em chỉ ôm đầu ngồi khóc? Anh thật có lỗi với Bố vì đã gieo vào cuộc đời con gái Bố những luỵ phiền. Cho tới giờ phút nầy anh vẫn có thể quả quyết thưa với Bố rằng : Con còn yêu Hồng Bích lắm. Bố ơi!
Em thương yêu,
Anh có căn dặn Huy - bạn anh- làm ơn mang thư nầy trao tận tay em. Còn đây, nắm tro tàn của anh. Em hãy mang ra mé biển. Anh nhớ buổi chiều tháng ba, hãy còn là mùa Xuân gió lộng. Mình đi bộ trên đồi. Nhìn ra biển. Biển bát ngát màu xanh, xa tít đến tận đường chân trời. Biển buổi chiều đẹp quá, anh không quên.
Hồng Bích thương yêu,
Sự sống anh còn rất ít. Một chút nữa thôi. Anh dành hết cho em. Anh muốn giữ em đến hết cuộc đời mà không thể. Bây giờ hiểu rõ vì sao anh bỏ em đi rồi. Em có còn hờn giận gì anh không? Em! Anh xin lỗi! Anh thật là không phảị
Mãi mãi yêu em,
Tường Lân.
Khi tôi hiểu thì một lần nữa tôi bị bão giông xoay tít cuộc đờì.

HOÀNG YẾN


Được sửa bởi Yen Hoang ngày Wed Jan 20, 2010 12:40 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
PCnet
Member
Member
PCnet


Tổng số bài gửi : 87
Join date : 10/12/2009

Quán Văn_ HOÀNG YẾN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quán Văn_ HOÀNG YẾN   Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeTue Dec 15, 2009 1:58 am

Câu chuyện thật là cảm động , đáng thương . Nhưng điều tôi ngạc nhiên khi HY viết :

Người còn ở lại quê nhà tưởng tại Mỹ "dollar lót đàng , vàng lót ngõ". Nhiều người cho rằng nước Mỹ là nơi lắm bạc nhiều tiền, làm sao còn có cảnh cơm không lành , canh không ngọt? Làm gì có chuyện vợ chồng chia tay nhau, khi mọi tiện nghi đều dễ kiếm.Thậm chí có người còn khẳng định: Ở Mỹ không sợ bịnh. Lỡ có bịnh cũng không sợ chết . Vì y học quá tiến bộ. Đâu phải như ở Việt Nam: Nghèo - khổ - bịnh - tật - chết. Đã nghèo thì phải khổ. Đã khổ thì đổ đau, đổ bịnh. Bịnh không tiền hay không đủ tiền chữa thì phải chịu tật hay là chết.

Vậy theo bạn đời sống ở Mỹ có hơn gì VN , nói chung vào thời VNCH và CHXHCNVN ngày nay không ? Chỉ mạo muội hỏi cho biết ..... không có ý chi .
Quán Văn_ HOÀNG YẾN 327868
Về Đầu Trang Go down
Yen Hoang

Yen Hoang


Tổng số bài gửi : 8
Join date : 12/12/2009

Quán Văn_ HOÀNG YẾN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quán Văn_ HOÀNG YẾN   Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeWed Jan 20, 2010 12:22 am

BÁN VE CHAI TRÊN ĐẤT MỸ
Tùy bút: Hoàng Yến

Ở Việt Nam bán ve chai là nghề nghèo nhất. Song tôi có biết vài người nhờ bán ve chai, lông vịt mà nên cửa nên nhà.
Thứ nhứt là Dì Bảy tôi. Dượng Bảy làm việc cho Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín. Sau năm 75 bị ung thư gan, chết vội vàng. Dì tôi và các em vốn quen "lên xe xuống ngựa". Bây giờ, vất vả gian nan.
Con trai cả của Dì là Sĩ quan Biệt Động Quân, đi cải tạo dài lâu. Con trai kế là sĩ quan Biệt Kích Dù, chết trong trại tù Cộng Sản. Cô con gái kế có chồng về Đà Nẳng, ít lâu sau lâm bạo bịnh rồi mất. Còn lại hai cô con gái nhỏ. Một cô Út trắng như bông bưởi có biệt danh là "Công Chúa Nước Xiêm". Cô gái áp Út tự dưng quyết định bỏ học đi bán ve chai, lông vịt kiêm nghề móc bọc nylon.
Sáng sớm, cô quảy gánh ra khỏi khu nhà ở Dạ Nam Cầu Chữ Y vui cười nói "Chào Má, con dong ruổi trên đường định mệnh đây". Đến tối mịt mới về nhà.
Tuần lễ đầu, "gót đỏ chân son" trầy xước nhiều làm cô khóc lặng lẽ. Dì tôi cũng khóc theo. Được vài tuần đã thấy quen "dầm mưa dãi nắng".


Lần đổi tiền thứ nhứt làm cho bao nhiêu gia đình tư sản dở sống, dở chết. Nhưng em họ tôi gặp maỵ. Đàng sau khung hình cũ kỷ, kiếng bể làm năm làm ba chưa lấy ra hết, chờ về nhà đập vụn, em nhặt ra giữa chồng sách báo cũ. Oằn vai gánh về thật không uổng công. Hai chục miếng vàng một lượng nằm sau lớp bìa cứng.
Em tôi phủi chân cái rụp, mở một tiệm tạp hoá nhỏ, sống an nhàn.
Người thứ hai là một ông lão vừa già vừa hom hem. Ở một căn chòi trong khuôn viên Trường Đua Phú Tho. Hàng ngày bà vợ cũng đã già đi bán ve chai, lông vịt và vải vụn kiếm cơm.
Một chiều kia ngồi phá chiếc nệm cũ ra, định sửa lại nằm thì bắt gặp bó bạc. Ông bà có của trời cho. Đi mua liền căn nhà ổ chuột thay cho căn chòi. Bán ve chai phát giàu -chuyện khó tin- nhưng có thật.
* **
Mười ba năm nay, tháng nào em tôi cũng gởi về năm chục, một trăm đô. Đủ lo tiền thuốc men cho mẹ tôi và đủ tiền chợ cả nhà. Bà con còn có người chê em tôi "kẹo".
Qua Mỹ gần hai năm, chị em tôi chỉ gặp nhau trên điện thoạị. Lần nầy, tôi dành kỳ nghỉ ngắn đi từ Virginia qua San Jose thăm gia đình em. Tôi ở chơi hai tuần. Ngày nào em cũng hỏi tôi thích ăn món gì, em đãi. Nào là gỏi ngó sen, bún riêu, bún bò Huế. Nào là chả giò, bún thịt nướng, nem nướng. Rồi bò bía, gỏi cuốn.
Bữa trước, ngồi ôn lại kỷ niệm hồi đi học ở trường làng. Hai chị em tôi thích nhất món xôi bánh phồng bà Bưởi. Đó là thứ xôi nấu bằng nếp nhum màu nâu thẫm hoặc có khi xôi màu xanh lá dứa. Mà phải nấu bằng nước dừa. Rồi đậu xanh đãi vỏ nấu hơi nhão một chút. Nước cốt dừa thắng cho thơm.
Sáng sớm, đứng chờ bà gói xôi mà thèm quá chừng. Bà trải miếng bánh phồng nướng đã mềm dẻo trong bàn tay, trên lớp lá chuối. Dùng đũa bếp vít xôi ém đều lên miếng bánh phồng. Phết đậu xanh lên mặt xôi. Sau cùng là nước cốt dừa và muối mè. Món ăn sáng rất bình dân mà mãi đến bây giờ chúng tôi không quên được.
Hôm sau, em nấu nồi xôi. Cả nhà ăn vui vẻ. Mấy ngày sau cùng cả nhà em đưa tôi đi ăn cháo vịt Thanh Đa. Ăn cơm tấm Đạt Thành. Nhưng phải nói có những kỷ niệm tôi sẽ giữ trong tim cho đến cuối đời. Khi em đưa tôi đi thăm "chợ trời" lớn nhất ở San Jose. Vé vào cửa tính theo xe mỗi chiếc $5 đô la. Đi hai tiếng đồng hồ chiều Chúa Nhật chưa giáp vòng. Hơn 17 giờ chiều, chợ thưa vắng nhiều. Bỗng em kéo tay tôi chạy nhanh về phía trước. Tôi còn ngơ ngơ ngác ngác, em tôi thở hổn hển:
- Giựt đồ. Mà hỏng phải. Lẹ lên! Lượm đồ.
Em giải thích:
- Người ta chở quần áo, giày dép cũ ra đây bán. Bán ế thì bỏ. Họ không chở về. Mình lượm, giặt ủi lại mặc.
Em tôi có 4 đứa con. Đứa lớn nhất nay là bác sĩ. Cậu thứ hai là kỹ sư computer. Cậu kế làm ngành địa ốc. Cậu út sinh tại Mỹ còn đi học.

Tôi học bài học từ em:

- Nhờ ăn mặc như vậy mà ngày nay các con em thành danh ở xứ người. Em lại có ít tiền lo cho mẹ mình ở quê nhà. Chị thấy không, đua đòi là một thứ bịnh làm cho biết bao gia đình đổ vỡ. Mặc hàng hiệu. Đi giày dép cũng hiệu. Mà gia đình tan nát có ích gì?
Sáng hôm sau là thứ hai. Em gõ cửa phòng tôi sớm:
- Chị ơi, dậy ăn sáng rồi đi shopping.
- Thôi, chị không đi đâu. Chuyện shopping dành cho bọn trẻ. Chị thích ở nhà.
Em tôi dụ khị:
- Thì đi với em cho biết. Tôi theo em ra xe.
Em lái chiếc Lexus màu trắng chạy lòng vòng một lúc rồi dừng lại một chỗ. Tôi không thấy bảng Wal*Mart hay là Cosco. Lại thấy có ông già chào em:
-Hello!.
Em tôi bước xuống. Mở cốp xe. Tôi phụ em khiêng mấy bao rác đen. Tiếng thuỷ tinh và hộp thiếc va chạm nghe ghê răng quá. Ông già người Philippinne bảo chị em tôi xé mấy bọc nylon ra. Phân loại và xếp những vỏ chai bia: trắng theo trắng. Xanh ve chai theo xanh ve chai. Còn vỏ bia lon bỏ qua thùng khác.
Hai chị em tôi lụi hụi khiêng phụ ông già để lên bàn cân. Em tôi cười, hỏi:
- Chị mắc cỡ hôn? Sợ bị người ta cười hôn?
Tôi chưa kịp trả lời thì em tiếp:
- Tích thiểu thành đa mà chi. Ông bà mình nói tiểu phú do thiên, đại phú do cần là vậy đó.
Ông già tính tiền xong đưa em tờ giấy. Em cầm và lẩm nhẩm:
- $18.95 xu. Bây giờ mình đi shopping. Họ không trả tiền mặt. Bán ve chai đi đổi thức ăn. Nhìn mấy cái thùng đựng ve chai dơ quá chị có ghê hôn?
Câu hỏi của em dính dáng đến vấn đề vệ sinh. Làm tôi nhớ lạị. Sau 75, Hiệu trưởng trường cấp II & III tôi đang dạy là Giáo viên A chi viện. Nghĩa là từ Bắc vào. Có thể nói ông ta không có chút gì để gọi là nhà mô phạm cả. Đã thế lại còn ra chỉ thị: toàn thể giáo viên học sinh cấp 2,3 của trường mỗi tuần phải có điểm hai giờ lao động. Một giờ gieo trồng lúa miến, rau lang. Một giờ nữa khiêng phân và nước tiểu từ nhà vệ sinh của trường đi tưới. Dơ hết chỗ nói mà không ai dám cãị. Tôi về bỏ ăn cả ngày. Nghe nói còn có nhiều thầy trò nôn mửa vì quá gớm. Thùng rác của ông già thu ve chai nầy có thấm thía gì. Hơn nữa, cân xong ông còn có sẵn chai xà bông và bình nước rửa tay mà.
Hai chị em tôi tung tăng đi vào khu đổi lấy thực phẩm. Rau cải. Mì sợi. Kẹo chocolate. Vài thứ đồ hộp cho cháu ngoại. Em tôi cười tít mắt:
- Lượm ve chai bán mà mình phải cám ơn ông hàng xóm. Ổng uống bia như uống nước lã vậy. Qua Mỹ mười mấy năm mà cứ lo nhậu hoài. Trên đất Mỹ mình bán ve chai mà đi Lexus nghĩ cũng thú vị quá hả chị?
Tôi định bụng: trở về Virginia chắc tôi sẽ tìm chỗ người quen nào hay nhậu để xin vỏ bia về bán ve chai cho vui.
Lên xe rồi em tôi còn cười đong đưa:
- Lexus chở ve chai . Sang thiệt! Ở Mỹ cái gì cũng ngược đời, người ta nói vậy . Biết có đúng không?
HOÀNG YẾN
Về Đầu Trang Go down
Yen Hoang

Yen Hoang


Tổng số bài gửi : 8
Join date : 12/12/2009

Quán Văn_ HOÀNG YẾN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quán Văn_ HOÀNG YẾN   Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeWed Jan 20, 2010 12:38 am

ĐẤT KHÁCH GẶP NHAU.
Tùy bút: Hoàng Yến

Giữa những âm thanh hỗn độn của buổi họp chợ sớm mai người ta nghe tiếng kêu thất thanh , thảng thốt:
-Trời ơi! Trời ơi! Mẹ ơi!
Tiếng bước chân chạy huỳnh huỵch. Tiếng hò hét vọng đuổi:
-Bắt lấy nó.Bắt lấy nó đi. Cướp! Cướp đó!
Một thanh niên còn rất trẻ ngã sóng soài trên nền gạch , trước cửa hiệu buôn lớn nhất nhì tỉnh: Hội Nguyên Hàng. Thế là cơn mưa đòn tới tấp phủ xuống. Những người đàn ông mặc thường phục tay vun vút cây đòn gánh vừa quơ được của các bà bán hàng gần đó. Lạ chưa? Người chung quanh sao lại cũng góp tay vào, đánh như đánh đòn thù. Cho đến khi thanh niên ấy nằm bất động.
- Chết rồi! Thôi! Đi!
Đám đông tụm lại nhanh thế nào thì cũng tản ra nhanh thế đó. Người đứng gần nhất kịp nghe tiếng thều thào của anh thanh niên:
- Tôi không phải là kẻ cướp. Tôi vượt biên, bị bắt.
Một cô gái trẻ tiến lại gần:
- Anh cố gắng đứng lên đi. Hãy theo tôi.
Người ta thấy cô gái chở chàng thanh niên trên
chiếc Honda chạy lướt qua khu phố. Năm phút sau một toán người có vũ trang được chở tới. Họ nhảy xuống xe. Nhìn những vệt máu bắt đầu khô sẫm trên nền gạch. Lại kéo nhau đi.
Người ta không hiểu gì hết. Mọi việc xảy ra bất ngờ quá. Nhanh chóng quá.
*
Ăn hết tô cháo nóng, Nam thấy đầu nhẹ nhàng hơn. Chàng kể lại:
- Sau ngày 30 tháng 4 , ba tôi đi vào trại tù cải tạo. Tôi là anh cả của bốn đứa em trai. Bỗng dưng mà "quyền huynh thế phụ". Mẹ tôi nhờ tập tành đi buôn chuyến, kiếm ra tiền nuôi con, thăm chồng. Tuần trước, có người quen tốt bụng, cảm thương hoàn cảnh gia đình tôi. Họ tổ chức chuyến vượt biên, cho tôi "quá giang". Bước chân xuống vùng biển Vàm Láng - Gò công - tôi cho rằng cuộc đời mình may mắn. Rạng sáng ngày sau ra khỏi hải phận là vững niềm tin ở tương lai. Nhưng lúc chiếc ghe nhỏ cuối cùng bị lộ, tôi biết mình sẽ gặp rắc rối đây. Nhờ nhanh chân tôi bám đuợc chuyến xe đò Vàm Láng - Gò Công. Tưởng thoát. Không ngờ, bị nhận diện, bị săn đuổi.
Người ta không bắn bỏ nhưng họ muốn bắt sống với mục đích tìm vàng. Khi tôi phóng khỏi xe đò, ù té chạy vào căn nhà bên đường Đốc Phủ Thứ , hai con chó nhà đó dữ quá. Tôi dội ngược. Băng vào con hẻm. Xông đại vào nhà kia. Người ta đang nấu nướng. Một phụ nữ trung niên hất nguyên chảo trứng vào người tôi. Đóng sầm cửa lại. Bí quá tôi phóng rào vào ngôi nhà xưa.
Tôi thì thầm vào tai bà cụ già:
- Cụ ơi cho con trú đỡ. Người ta sẽ bắt con.
- Cậu là ai? Tội gì?
- Con vượt biên hụt.
Bà cụ vụt quì xuống, lạy như tế sao:
- Cậu làm ơn đi đi. Con tôi cũng vượt biên, mới bị tù.
Tôi phải đi.
- Cô Huyền thấy rồi đấy!N gười ta rượt đuổi. Người ta vu tôi là kẻ cướp. Báo hại tôi bị no đòn. Gần mất mạng. May mà bọn chúng không biết số vàng tôi còn giữ trong lai quần, gấu áo.
Nam cởi chiếc áo ra. Lấy hết những khâu vàng mẹ chàng đã kết vào áo để phòng thân trao cho Huyền. Huyền lắc đầu:
- Anh đừng làm như vậy! Ba và anh của Huyền đã chết trong ngày 30 tháng 4. Lúc di tản từ Đà Nẵng. Mẹ Huyền đau tim , nghe tin xong là bỏ Huyền lại một mình. Anh thấy đó nhà vắng, mênh mông. Anh cứ ở đây đến khi nào bình phục rồi sẽ tính sau.
Nam nhìn Huyền ái ngại. Dù gì , một nam một nữ sống như vầy lâu ngày quả là không tiện. Hoàn cảnh chàng bây giờ còn biết tính sao? Sự tình lậu ra ngoài có nước Huyền chết mà Nam cũng chết.
Sự nhầm lẫn đáng tiếc, với trận đòn dã man chết người mà Nam đã hứng chịu, nghĩ đến nghe lạnh cả sống lưng. Nam không trách đồng bào mình. Khổ quá mà! Nghe tới ăn cướp ai không ghét? Cướp nước, cướp nhà, cướp người, cướp của, cướp vợ, cướp con. Cướp gì cũng là cướp mà thôi. Chỉ khác nhau hình thức và phương cách. Ngao ngán quá!
Còn nỗi đau nào lớn hơn cảnh nước mất nhà tan? Gia đình của Nam, gia đình của Huyền chỉ là những tế bào nhỏ của một xã hội Nam Việt Nam hầu như bị hoà tan trong khói màu máu lửa. Nói sao cho cạn cùng niềm đau thương bất tận. Người người phơi thây trên đồi cao, bãi vắng. Người người chịu cảnh thuỷ tang, thuỷ táng giữa biển khơi. Người người dở sống dở chết.Người người lở khóc lở cười. Người tỉnh, người điên..
*
Ngày 30 tháng 4 năm1975 -
Tháng 4 năm 2005.
30 năm với biết bao cảnh đời dâu bể. Nam bây giờ là ông chủ của một 1 HOUR PHOTO tại San Jose. Buổi chiều kia, nhìn bức ảnh chân dung người thợ vừa hoàn tất Nam giật mình. Có phải là Huyền không? Ân nhân ơi, bây giờ sống ra sao? Một cô gái không còn cha mẹ anh em chỉ có một tuần sau ngày mất nước. Nhưng tấm lòng cô thiếu nữ Việt Nam đó can đảm và nhân hậu vô cùng. Nam nóng lòng muốn gặp lại quá đi thôi. Nam sẽ làm gì để đáp đền ơn cứu tử?
Năm 75 ấy, sau ba tháng giấu chàng như giấu thuốc nổ trong nhà. Không biết cả hai sẽ tan xác lúc nào nếu Việt Cộng mà biết được. Huyền lại nhường chỗ giúp Nam đi, với lý luận: Nữ ở lại ít nguy hiểm đến tính mạng hơn.
Gặp nhau tình cờ. Chia tay bất ngờ. Có chút gì gọi là ĐỊNH MỆNH ở cảnh ngộ nầy không?
Nếu chút nữa đây hai người xưa gặp lại nhau trên đất khách? Vùng đất TỰ DO xin đừng nhắc chuyện tình thù.




HOÀNG YẾN
Về Đầu Trang Go down
Yen Hoang

Yen Hoang


Tổng số bài gửi : 8
Join date : 12/12/2009

Quán Văn_ HOÀNG YẾN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quán Văn_ HOÀNG YẾN   Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitimeWed Jan 20, 2010 1:07 am


Cha Là Niềm Tự Hào Của Con
Tùy bút: Hoàng Yến
Tôi có hai người bạn: Khang và Dũng. Tôi biết Khang vào một ngày mùa Hạ trong chương trình Chiều Vui Đại Học tại Sàigòn. Lúc đó Khang đang là sinh viên Luật khoa. Hiền hoà và ít nói, Khang thỉnh thoảng đến nhà tôi. Thường chúng tôi gặp nhau ở quán cóc. Cái thuở tuổi xanh còn nhiều ước vọng. Khang nói sau nầy nhất định phải làm luật sư giỏi. Hầu góp phần thực hiện sự công bằng cho đời. Nhưng sau ngày 30 tháng 4 chúng tôi mới biết cha của Khang hoạt động nội thành. Cái kiểu " ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản" ai mà hiểu được. Từ đó, tôi không còn gặp Khang. . .

Với Dũng, chúng tôi thân nhau từ lớp Đệ Thất. Dũng sống với Bà Nội vì nhà Dũng ở quê. Những năm cuối của thập niên 60: đất nước, mỗi gia đình người dân Nam Việt Nam khó khăn lắm. Quê Ngoại Dũng ở Long An, quê Nội ở tận Xóm Cồn Phan Thiết. Đầu năm Đệ Lục, Dũng nghỉ học một tuần vì cha chết trận. Dũng còn có một người em gái nhỏ tên Quế Thi. Từ đó, hằng ngày Dũng đến nhà tôi. Dũng cũng gọi cha tôi là cha nghe thân thiết.

Tôi là con trai cả trong một gia đình năm con. Cha tôi kể rằng người nhập ngũ từ khi còn rất trẻ. Rồi lần lươt bốn người chú của tôi đều khoác áo nhà binh: Chú Hai lính Hải quân, chú Ba Biệt Động quân, chú Tư Pháo binh, chú Năm cùng trường Bộ Binh Thủ Đức với cha tôi sau 4 khoá.

Ông Nội tôi giàu có. Ruộng đất nhiều. Nhưng vốn người ít học. Phải đem tiền mua chức lý trưởng trong làng. Ông bảo:

- Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp. Trong nhà dù mâm cao cỗ đầy đâu bằng chừng đó danh thơm. "

Ông tôi cứ nhắc đi nhắc lại với các con:

- Cha là người quan trọng trong làng. Sau nầy anh cả (tức cha tôi) phải quan trọng nhất tỉnh. Làm sao cho thế hệ thứ ba thứ tư của nhà mình phải quan trọng nhất nước. Con hơn cha nhà có phúc mà!

Cha tôi không nghĩ điều dặn dò của Ông tôi là tham vọng. Cha tôi cố gắng học thật giỏi. Đỗ Tú Tài II, vào Đại Học Sư Phạm. Người nổi tiếng là Giáo Sư Toán nghiêm khắc và cũng đầy lòng tận tuỵ với học trò. Nhưng rồi tháng ngày binh lửa cận kề. Cha tôi cũng lên đường làm bổn phận người trai thời chiến ... Từ Trường Bộ Binh Thủ Đức ra, người đi về miền cao nguyên đất đỏ, đi khắp bốn vùng chiến thuật. Từ Qui Nhơn vượt lộ 19 lên Pleiku, xuôi theo đường 14 đi Kontum, Dakto. Rồi Phước Long, Hạ Lào đến Đồng Xoài, Bình Giả. Từ Quảng Trị đến bên nầy cầu Hiền Lương. Từ Long An đến Bến Tre. Hạnh phúc giữa cam go mà có là cha tôi ở đâu mẹ tôi ở đó. Năm anh em chúng tôi ra đời trong mọi vùng bom đạn tơi bời ấy: Anh Hùng, Anh Tài, Anh Minh, Anh Kiệt và lúc em Tố Lan chào đời cha tôi vừa được thăng cấp Đại Uý sau một trận chiến thập tử nhất sinh. Trận chiến đó kỳ thú nhất trong cuộc đời quân ngũ của cha vì được Tác giả Bạch Hạc nhắc lại trong cuốn"Chiến lược lùng và diệt của Tướng Westmoreland".

Mỗi lần cha từ chiến trường về, Mẹ và chúng tôi vô cùng sung sướng. Hồi đó, tôi hay đội cái mũ của cha lên đầu. Một tay cầm thước kẻ có cột chéo chiếc đũa. Nâng súng giả lên giả bộ bắn"pằng, pằng". Cha tôi cũng giả bộ giảy chết. Mẹ tôi không vui về trò chơi đó nên nấu cơm nhanh để cha con kết thúc cuộc chơi. Cha thường đặt tôi ngồi trên đùi, dù tôi đã 9 tuổi. Cha hỏi:

- Sau này lớn lên con sẽ làm gì?

Tay tôi vân vê ve áo của cha:

- Con làm lính.

Cha tôi nhìn Mẹ cười vui vẻ:

- Em thấy chưa? Lại nghiệp nhà binh! Đúng là giỏ nhà ai quai nhà nấy!

* * *

Ngày vui không dài. Tháng 4 năm 1975 như một vòng tròn định mệnh thách thức niềm tin yêu, lòng thuỷ chung và hy vọng của mỗi gia đình. Mà mỗi cá nhân đều dường như ở tâm điểm.

Mặc cho vòng tròn siết chặt, siết chặt: điên đảo, cuồng quay. Suốt thời gian trong quân ngũ, cha tôi không có một căn nhà riêng. Dù "tiền lính, tính liền" nhưng mẹ bảo chưa lần nào thấy cha không vui. Từ chiến trường trở về cha tôi luôn mang theo nụ cười. Nụ cười tươi với hàm rămg trắng và đẹp như răng con gái. Cha tôi không biết hút thuốc! Có lần, quà Sinh nhật Mẹ tôi là một cánh lan rừng sắp héo vì cha về muộn. Vậy mà vẫn hạnh phúc và rất vui. Mẹ tôi hân hoan:

- Làm vợ lính là thế đó.

Cả năm anh em chúng tôi 11 năm mới tổ chức chung sinh nhật duy nhất một lần. Một lần thôi. Cha bảo:

- Con lính mà! Chờ thanh bình cha sẽ bù lại cho.

Đau đớn thay "ngày thanh bình" đến, cha tôi phải xa nhà đằng đẳng nhiều năm. Bao nhiêu quân trang, quân dụng, huân chương còn trong nhà Mẹ tôi đem cất giấu thật kỹ. Mẹ bảo:

- Nhất định cha sẽ về.

Cùng trại lao động khổ sai, có những bạn tù của cha tôi không chịu nỗi sơn lam chướng khí nên vĩnh viễn không về. Cũng có những người được trở về ít lâu sau thì mất vì kiệt sức. Trong chiến trận cha tôi anh dũng, kiêu hùng. Lúc sa cơ, người biết cách luyện khí công, cộng với nội lực của Đệ Nhất Đẳng Huyền Đai - Việt Võ Đạo. Người bảo: Tất cả là thời gian và sức chịu đựng của con người. Tôi tự hào về cha tôi điểm đó. Tinh thần thượng võ cũng được bày tỏ qua cung cách sống của cha tôi - Lúc nào người cần giúp cũng sẵn sàng giúp người. Những trang nhật ký của cha tôi mà tôi còn giữ được đã thực sự khiến lòng tôi trân quí và khâm phục.

* * *

Ngày. . tháng. . .năm. . .

Những tấm không ảnh cho chúng tôi biết nhiều đơn vị địch xâm nhập vô Nam qua đường Nam Lào. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II tổ chức một cuộc hành quân. Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 42 biệt lập được chỉ định tham gia cuộc hành quân. Từ sân bay Phượng Hoàng, những chiếc UH 1B đưa chúng tôi vào trận địa. . . Viên Đại Uý cố vấn nói với tôi như là hỏi:

- Leave at 10 o'clock.

Tôi gật đầu trả lời:

- That 's right.

. . .

Đồi 915 đã xuất hiện phía trái... 15 phút sau, viên phi công cho giảm cao độ rồi vẽ một vòng tròn quanh mục tiêu. Đưa mắt kiểm soát những thuộc cấp lần chót. Xốc lại dây súng và cầm chặt tấm bản đồ hành quân trong tay trái, tay phải đập nhẹ vào vai viên phi công trưởng rồi gào trong tiếng gầm rú của động cơ máy bay:

- We're ready, captain!

Bằng thủ hiệu viên phi công trưởng trả lời:

- OK

Chúng tôi đã đổ quân an toàn trên đồi 915 để hướng về Hạ Lào... Tôi đã đến với rừng núi Hạ Lào nhiều lần như vậy...

Năm 1966 của những ngày tháng cam go nhưng phỉ chí nam nhi. Tôi đến Hạ Lào. Đến khu rừng nhiệt đới. Cảnh ở đây đẹp và yên tĩnh. Rừng Dầu mật, Bằng lăng với hoa tím và cành lá giao nhau, tạo thành những cây lọng che, không để tia nắng mặt trời lọt được xuống mặt đất ẩm. Vùng đất này loài tảo không tồn tại... Chỉ có gió dạo khúc nhạc rừng thật nên thơ...

Vật đổi sao dời. Đời trai chưa thoả chí tang bồng vớI 10 năm chinh chiến... Tôi lại đến với rừng. Một khu rừng nhiệt đới khác. Cũng tương tự như rừng của đất Hạ Lào âm u - Rừng Phước Long cùng những nhọc nhằn của kiếp đoạ đày.

Trại chúng tôi có khoảng 200 tù chính trị. Được "bảo vệ" bằng ba lớp rào. Mùa mưa chúng tôi "được" sản xuất lương thực. Mùa nắng thì "được" xây dựng nhà giúp dân vùng kinh tế mới.

Cuộc sống đày ải khổ sai của lao tù Cộng sản đã nhiều làm ngã lòng và gây ngờ vực giữa một số anh em bạn tù. Cho nên, dù đồng cảnh nhưng không đồng tâm. Có lúc phải đồng ý nhưng không một lòng. Tôi tự hỏi: Nên tiếp tục cúi đầu chịu đựng hay cần tìm một lối thoát đây? Ý nghĩ đó làm tôi từng ngày đêm nghe ray rứt... Phải quyết định thôi! Tôi gợi chuyện cùng một người bạn tù tin cậy nhất. Anh nhiệt tình ủng hộ và hối thúc tiến hành ngay. Sau đó, tôi tuyển thêm một người nữa. Chúng tôi họp bàn kế hoạch. Khẩu hiệu được chọn là: chuẩn bị kỹ - thành công. Cả nhóm ba người đều đồng ý ba vấn đề ưu tiên phải có và xếp theo thứ tự:

1/ Cần có sức khoẻ tốt, bền bỉ.

2/ Phải đủ lương thực cho ba ngày đường.

3/ Phải có ít thuốc ngừa bệnh.

Sau cùng, cả nhóm chọn ngày gặp nhau tại điển hẹn. Hai chữ nguyễn lộc được tôi viết vào tờ giấy, kẹp ngay ngắn trên nhánh cây rừng... Ba chúng tôi quì xuống thề:

-Tuyệt đối không phản bội.

- Hết lòng trong mọi hoàn cảnh.

Thế là lớp vovinam việt võ đạo khai giảng tại rừng Bù Gia Mập với một thầy hai trò. Vì chương trình đặc huấn trong tình huống cấp bách và bí mật nên môn học gồm có:

- Đòn tay: Khoá, gỡ dao, mã tấu, súng, côn.

- Đòn chân: từ thấp lên cao.

- Chạy bộ.

Sáu tháng gian khổ tập luyện chóng qua. Một hôm, có tên "chó chết" bắt gặp chúng tôi đang thao luyện. Sợ lộ, chúng tôi quyết định phải hành động ngay trong đêm ấy.

*

Cơn mưa rừng thật lớn ập đến như để hổ trợ cho những kẻ khốn cùng: Chúng tôi vượt trại! Tiếng mưa sao mà thê thiết thế. Tiếng nước chảy ào ào, xoá mất dấu chân rời xa trại trong đêm mưa gió mịt mùng.

Xin cám ơn cơn mưa. Vĩnh biệt vết chân lưu đày! Xin cám ơn những lời Võ Đạo. Xin cảm ơn môn phái đã rèn cho chúng tôi một thể chất rắn rỏi, một sự chịu đựng như thép. Xin cảm ơn Quân Trường Thủ Đức đã cho tôi những kiến thức cần thiết của một chiến binh. Nhờ thế, chúng tôi vượt thoát được ngục tù Cộng sản.

Ngày nay, chúng tôi có mặt trên phần đất của thế giới tự do sau cuộc hành trình dài nửa vòng trái đất. Những ngày mưa trên Washington hiền hoà thường đưa tâm tư tôi trở về vùng rừng núi Hạ Lào hay rừng Phước Long. Những năm tháng trầm luân theo vận nước, tôi vẫn còn niềm tự hào của một người lính và của một môn sinh vovinam.

***

Tôi lại hồi tưởng. . .

Trong ba năm đầu sau biến cố 30 tháng 4, 1975 phải nói Mẹ và năm anh em tôi điêu đứng.. Cha tôi không về nhà dù là về thất thường như hồi ra trận. Cuộc sống ở vùng quê không dễ gì quen. Hàng ngày, năm anh em tôi tự chăm sóc lẫn nhau. Mẹ xới đất và geo trồng. Tôi là anh cả nên vừa là đầu bếp vừa làm "vú em kiêm quản gia".

Ở nhà vất vả. Tới trường khó khăn. Vì là con của Sĩ quan "nguỵ". Dù vậy, chúng tôi đều được đi học. Có hôm tan trường về thấy bé Tố Lan ngồi chơi chung với mấy chú heo con. Tôi thật muốn khóc mà không khóc được. Tuổi thơ của em gái tôi không có búp bê. Không có thú nhồi bông. Không có kẹo chocolate. Không có các bạn nhỏ để cùng chơi cò chập, ô quan, nhảy dây, bày bán hàng. Tuổi thơ của anh em tôi không có những cánh diều bay trong gió chiều thôn dã. Không có sân để đá bóng. Lây lất rồi cũng qua. . . .

Bảy năm!

Bảy năm là chớp mắt,

Ôi! Mai mỉa làm sao!

Cha còn gì để mất?

Ngoài một trái tim đau.

**

Vợ hiền giờ xơ xác,

Con thơ nheo nhóc buồn

Gặp nhau rơi nước mắt,

Vận nước, nhà: tang thương!

**

Từ trại tù về, cha tôi đi Long An chăn vịt.

Mỗi ngày, khi chiều xuống, dùng một cây sào dài lùa vịt băng ngang qua cánh đồng lúa vừa mới gặt. Gót giày sô từng xông pha chiến trận thì những vết cứa từ gốc rạ có đáng gì đâu!

Sau này, cha tôi kể:

- Chăn vịt cực mà vui. Mỗi lần nhìn đàn vịt di động, lố nhố như lượn sóng trắng nhấp nhô cha thấy nhớ trường lớp. Nhớ bảng đen phấn trắng. Nhớ những buổi tan trường . Và... tưởng tượng đó là đám học trò mình. . .

Năm 1987 tôi vượt biên bằng đường bộ. Sang Thái Lan, đi Philipine rồi đến Mỹ.

Một mình tôi. Tuổi đời chưa đủ lớn. Đến vùng đất lạ. Lạ cảnh, lạ người. Không cùng ngôn ngữ, tập quán.

Tôi đã sống trong ơn lành của Thượng Đế: vừa đi học vừa đi làm. Năm năm sau nữa, cả nhà đoàn tụ. Dù tuổi ngoài năm mươi, cha tôi vẫn khát khao và quyết định đi học.

Mẹ tôi hơi lo:

-Học ba, bốn năm ra trường. Anh sẽ làm gì với bằng cấp đó? Anh tính lại đi anh.

Cha tôi cười khiêm hoà:

- Anh biết! Anh không phải là giáo sư trực tiếp dạy ngôn ngữ văn minh nước Mỹ hay định hướng tương lai cho các con. Nhưng anh muốn nêu gương hiếu học cho các con noi theo. Em à, dù ở tuổi nào, sự học vẫn luôn cần thiết! Hồi trước, cha anh giàu ngang, nhưng xuất thân từ dòng tộc nghèo nên thiếu chữ. Đời anh sương gió cũng nhiều. Vì chiến tranh, đường học vấn gần 20 năm gián đoạn. Cám ơn Thượng Đế là qua những năm lao tù, Cộng Sản không thể nhuộm đen hay "tẩy não" anh được. Con tim có vết hằn nhớ đời nhưng khối óc còn tốt mà.

Ba năm sau. Nhìn tấm ảnh cha ngày ra trường, Mẹ tôi nói như trách yêu:

- Gớm! Nhìn xem! Mặt tròn quay lại cười tớn tởn và tươi như bông nylon ấy.

Thoáng chút buồn Mẹ tôi nhớ lại mấy năm cơ cực lo cho chồng, cho con khi chân ướt chân ráo đến Hoa Kỳ. Về sau, cả năm anh em chúng tôi đều bước chân xuống cuộc đời từ thềm Đại Học. Người vui vẻ nhất là cha tôi. Còn chúng tôi, chúng tôi hiểu cha tôi thật là người cha toàn hảo. Nói như thế có quá đáng chăng? Nếu người đã từng là một nhà giáo nổi tiếng trong học đường. Một vị Sĩ Quan chỉ huy tài ba ngoài trận mạc. Một võ sinh xuất sắc ở võ đường. Một sinh viên già nhất trong lớp của trường Đại Học Mỹ giữa Cộng Đồng người Việt.

Cha thật là niềm tự hào của chúng tôi. Cảm tạ Thượng Đế vì Ngài cho cha tôi từ chiến trường trở về nguyên vẹn. Từ trại tù trở về bình yên. Gìn giữ và dẫn đưa cả gia đình tôi đến vùng đất tự do.

Ngày nay, cận kề với tuổi "thất thập cổ lai hi" cha tôi vẫn còn nét cương nghị trong tia nhìn, quắc thước trong dáng vẻ. Vẫn phong cách sống bình lặng: thương người, yêu lý tưởng cuộc sống. Trong sinh hoạt cộng đồng, cha tôi không nổi bật nhưng người luôn luôn tìm cách dự phần những khi cấp thiết. Cả năm anh em tôi đều khẳng định: Cha là niềm tự hào của chúng tôi.

HOÀNG YẾN
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Quán Văn_ HOÀNG YẾN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quán Văn_ HOÀNG YẾN   Quán Văn_ HOÀNG YẾN Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Quán Văn_ HOÀNG YẾN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» QUÁN KHÔNG, QUÁN CHIẾU
» ĐI GIỮA HOÀNG HÔN NHẶT LÁ VÀNG - Chùm Thơ HOÀNG YẾN
» QUAN ĐIỂM VỀ THI CA
» (tt) Quan điểm về thi ca
» CẢNH BÁO RẤT QUAN TRỌNG... LƯU Ý!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CHÂN TRỜI TÍM :: VĂN :: Truyện ngắn-
Chuyển đến