CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CHÂN TRỜI TÍM

Diễn ĐÀN Thơ Văn
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  PublicationsPublications  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» VINH BIET ANH SONG AN CHAU, Manager Blog CTT
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 28, 2024 8:29 am

» TIN BUON
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Jan 26, 2024 4:06 pm

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Jan 01, 2024 2:05 am

» Mừng Xuân Quí Mão 2023
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Feb 05, 2023 10:16 pm

» LA THU NGO/CN-HNT
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Nov 05, 2022 8:00 pm

» Đời như chiếc lá thu phai
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby Lêkhoacử Mon Jan 27, 2020 8:26 am

» MẤY GIÒNG LƯU BÚT/CN-HNT
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Thu Sep 19, 2019 8:45 pm

» MƯA – BÌNH LONG
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby Ngô Việt Sương Fri Apr 13, 2018 6:51 pm

» HOÀI NIỆM TUỔI THƠ
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby TRẦN ĐỨC LAI Wed Mar 21, 2018 8:08 am

» Năm Gà Nói Chuyện Cà Kê
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby sơn trà Tue Jan 31, 2017 4:32 am

» CHÚC TẾT ĐINH DẬU - Ban Diều Hành CTT
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby Song an Châu Mon Jan 23, 2017 8:13 am

» Tin mới
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Jan 10, 2017 4:31 pm

» BếnMong(NCali)/MộngẢo(ChNg)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 08, 2017 10:29 pm

» THƠ NÓI LÁI CỦA ĐẠI GIA
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby sơn trà Thu Jan 05, 2017 7:40 am

» MONG NGƯỜI VÁ LẠI TÌNH TÔI - Song An Châu
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby Song an Châu Tue Jan 03, 2017 5:39 pm

» GỌI THẦM - Tùy bút Song An Châu
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby Song an Châu Mon Dec 26, 2016 7:23 am

» Hai Đêm Giáng-sinh
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Dec 20, 2016 5:47 pm

» Nhà thơ đứng chợ
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Dec 10, 2016 4:31 pm

» XIN TẠ ƠN(2016)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Nov 22, 2016 5:05 am

» Mùa Thu bất tận/ChNg
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Nov 07, 2016 10:55 pm

» Tình Thu Trao Đi/ChNg
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Nov 04, 2016 7:27 am

» TÌNH HỌC TRÒ
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby Lêkhoacử Fri Oct 28, 2016 10:33 pm

» VỀ HƯU - Tùy bút Song An Châu
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby Song an Châu Mon Oct 17, 2016 3:06 am

» ĐÀN CHIM XA XỨ - Song An Châu
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby Song an Châu Wed Oct 12, 2016 7:31 pm

» Trang Tranh Thơ Trà My
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeby Trà My Wed Oct 12, 2016 12:48 pm

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Tân Mão
MỜI KHÁCH
THỜI GIAN LÀ ....!


Gallery
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Empty
Top posters
Song an Châu (665)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_leftTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh I_voting_barTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_right 
Lêkhoacử (625)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_leftTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh I_voting_barTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_right 
chinh nguyen (247)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_leftTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh I_voting_barTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_right 
sơn trà (221)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_leftTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh I_voting_barTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_right 
Admin (192)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_leftTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh I_voting_barTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_right 
Trà My (171)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_leftTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh I_voting_barTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_right 
Hoàng Dũng (164)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_leftTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh I_voting_barTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_right 
Lida (121)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_leftTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh I_voting_barTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_right 
PCnet (87)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_leftTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh I_voting_barTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_right 
TRẦN ĐỨC LAI (84)
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_leftTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh I_voting_barTruyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Poll_right 

 

 Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh

Go down 
Tác giảThông điệp
Song an Châu

Song an Châu


Tổng số bài gửi : 665
Join date : 10/12/2009

Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh   Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeTue Nov 16, 2010 4:50 am

Lời Giới Thiệu
Nhằm mục đich phổ biến những tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh, một trong những nhà văn nổi tiếng hơn nửa thế kỷ nay. Ông là nhà văn đầu tiên viết tiểu thuyết với chữ quốc ngữ đầy tinh cách văn hóa, tình cảm chơn chất của người dân nông thôn. Ông là một nhà văn Việt Nam với phong cách hành văn tiêu biểu cho người Nam Bộ đầu thế kỷ 20. Ông cũng là một nhà văn tiên phong của miền Nam và là một trong những tiểu thuyết gia đầu tiên ở Nam Bộ mở màn cho thể loại tiểu thuyết hiện đại.
Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả tác phẩm LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU là một trong hơn 60 cuốn tiểu thuyết mà Ông đã sáng tác trong lúc sinh thời, dưới đây

Tiểu sử HỒ BIỂU CHÁNH
( 1884 – 1958)
Nguồn: website: www.hobieuchanh.com


Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Hinh_hbc
Tiểu Sử :
Ông Hồ Biểu Chánh là một trong số những nhà văn đầu tiên của văn học Việt Nam sáng tác bằng chữ Quốc Ngữ.
Ông tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.
Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.
Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, thực dân Pháp lập "Nam Kỳ Quốc", ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi.
Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.

Sự nghiệp văn chương:
Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quí mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.
Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan... đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Bộ, từ giọng văn đến miêu tả con người. Ông có phóng tác một số tiểu thuyết Pháp.
Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết (theo nhà sưu khảo Huỳnh Ái Tông cho biết là 70 cuốn), 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.

Tiểu thuyết
LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU
Hồ Biểu Chánh

Phần I - Phận Mồ Côi

Trời gần sáng. Trong mấy xóm ở dọc theo khúc lộ từ cầu Mồng Gà lên chợ Cần Giuộc, gà gáy vang rân, tiếp nhau kêu nông phu thức dậy mà đi ra ruộng. Bên hướng Đông trời giăng mấy cụm mây đen để áng mặt nhựt chưa cho lố lên; tuy vậy mà bên hướng tây vừng trăng khuyết treo lửng đửng trên không đã nhượng bước, nên phai lợt lu mờ, không còn tỏ rạng như hồi canh khuya nữa.

Cỏ pha sương ướt ngọn, lúa dợm trổ sống lưng, cô Đào, là con ghẻ của hương trưởng Tồn, gánh một gánh bánh ú với bánh bò, xung xăng đi lên chợ mà bán. Cô vừa mới được hai mươi tuổi, tuy con nhà nghèo lại mồ côi cha, nên mặc quần áo vải đen, nữ trang thì chỉ đeo một đôi bông tai chuỗi mà thôi, nhưng mà mặt mày cô đề đạm, tướng mạo cô nghiêm trang, vì từ lúc ngây thơ đã thấy những thảm trạng trong nhà, nên cô ảo não trong lòng, ít nói ít cười, mà hễ có dịp vui làm cho cô phải cười, thì mặt như trăng rằm, miệng như hoa nở.

Cô đi ngang qua cái gò mả, là chỗ có cái mồ đất của cha cô, là Hương hào Quý, chết chôn tại đó hồi cô mới lên mười hai tuổi, thì cũng như mọi bữa trước, cô day mặt ngó vô gò mà tưởng tượng hình dạng của cha. Cô bâng khuâng, nhớ lúc cô còn nhỏ hễ cha đi xóm về thì ôm cô hun hít, hễ cô đau thì bồng cô lên võng mà đưa. Nhớ người xưa, cô đương cảm động trong lòng, bỗng thấy trong gò mả có một người xăm xăm đi ra lộ. Cảnh vắng, trời khuya, từ phía không người, cô phát sợ, nên hồi hộp trong ngực. Thình lình người đi ra đó kêu hỏi: "Phải chị đó hay không chị Hai?"

Cô Đào đứng lại mà ngó. Người ấy ra tới, cô nhìn lại thì là Lân, em ruột của cô, mười bảy tuổi, đầu đội nón nỉ đen, mình mặc một bộ đồ vải trắng cũ.
Cô để gánh dựa lề mà hỏi:
- Em làm giống gì ở trong đó? Đi thi về hồi nào?
- Em về hồi chiều hôm qua, mà buồn quá em không muốn về nhà. Từ hồi hôm đến giờ, em nằm một bên mả của cha.
- Em nằm chi đó?
- Em thi rớt rồi, chị Hai à.
- Trời đất ơi! Thi rớt hay sao?

Lân ngồi chồm hổm một bên gánh bánh của chị, khoanh tay trên đầu gối, nước mắt chảy ròng ròng.
Cô Đào đứng lặng thinh mà ngó mông một hồi chậm rãi mà nói: "Em đi thi hổm nay, ở nhà má vái van hết sức, má vái vong hồn của cha giúp cho em thi đậu, đặng em đi học nữa, sau khỏi cực tấm thân. Má hay em thi rớt đây chắc má buồn lung lắm".
Lân cứ ngồi im lìm.
Cô Đào thở dài rồi để cây đòn gánh trên lề đường, vén vạt áo ngồi một bên em. Bóng trăng lờ lạt, đồng ruộng vắng teo, cô ngó thấy em khóc, cô bắt động lòng, nên cô cũng ứa nước mắt. Cô cúi mặt mà nói tiếp: "Má dung dưỡng cậu năm năm nay, tuy chị em mình khỏi đói khát, nhưng mà tấm thân mình khổ não biết chừng nào. Hễ say thì cậu chửi mắng tưng bừng. Mà cậu chửi thì cứ chửi cha mình hoài, chị buồn hết sức. Em cũng biết, cậu có muốn cho em đi học đâu, cậu muốn để em ở nhà đặng cậu cho em ở đợ. Má khóc gần hết nước mắt, má năn nỉ hết sức, nên cậu mới chịu để cho em học luôn đến bây giờ đó. Hổm nay em đi thi, cậu ở nhà cứ cằn nhằn hoài. Cậu nói học làm chi, bày việc học đặng ở không đi chơi, chớ học giống gì. Ở đợ ít năm cho biết nghề làm ruộng, rồi chừng lớn mướn ruộng mà làm, cũng no cơm ấm áo được vậy. Cậu lại hăm hễ em thi rớt thì cậu đợ em liền, không cho học hành gì nữa hết. Em về nhà đây chắc là khổ lắm."
Lân lau nước mắt mà nói cứng cỏi rằng:
- Em nhất định không về nhà nữa.
- Không về nhà, vậy chớ em đi đâu
- Đi đâu cũng được... Nhà của mình giống như địa ngục, về đó thì bị chửi bị rủa, vui sướng gì mà về. Thà là em đi bậy đi bạ, dầu chết đói vẫn còn sướng thân hơn ở đợ.
- Em nói như vậy nghĩ cũng phải. Nhịn đói cũng còn dễ chịu hơn là nghe chửi. Thân chị là gái, chị không biết đi đâu, nên chị phải gầm đầu mà chịu, chớ nhiều khi chị cũng muốn chết phứt cho rồi. Có đêm chị buồn quá, chị vái linh hồn cha về bắt chị theo, đặng chị khỏi bị đày đọa nữa.
- Thiệt như vậy, chết cho mát thân, chớ sống mà bị cha ghẻ đày đọa hoài, thì sống làm gì. Em nhứt định đi luôn, không về nhà nữa đâu.

Cô Đào lặng thinh suy nghĩ rồi lắc đầu nói: "Mà em không về nhà nữa, chắc là má buồn rầu lung lắm. Em không thấy hay sao, cũng vì chị em mình mà má buồn thảm đêm ngày, má ăn ngủ không được, nên má ốm quá. Nếu em đi mất thì thêm một nỗi sầu cho má nữa."
Lân nghe nhắc tới mẹ thì buồn hiu.
Cô Đào nói tiếp: "Hồi má lấy chồng khác, chị đã được mười lăm tuổi rồi, nên chị biết. Năm đó lúa cao gạo kém, nhà mình nghèo khổ lắm, nhiều bữa không tiền mua gạo, má phải đổi lúa chịu mà lấy khoai lang cho chị em mình ăn đỡ đói. Cực chẳng đã má phải lấy chồng, tưởng lấy chồng đặng có chỗ nương dựa mà nuôi chị em mình. Nào dè đụng cậu, thiệt cũng như mắc cái họa lớn"
Lân thở ra mà nói:
- Xưa rày em muốn trốn đi đã lâu rồi. Em còn dụ dự là em sợ má với chị buồn. Nay chị cũng nghĩ em đi là phải, vậy thì em hết dụ dự nữa. Chừng em đi rồi, như má có lo sợ, thì chị cắt nghĩa cho má nghe. Xin chị nói với má đừng có buồn. Em lớn rồi, em đủ trí khôn, tuy em không có tài nghề gì, song em tưởng cái lòng quả quyết muốn thoát khỏi tay bất nhơn của cậu, với cái chí tấn thủ quyết tranh một chỗ mà đứng dưới ánh mặt trời với thiên hạ, có lẽ nó cũng có thể làm cho em khỏi chết đói được.
- Mà em đi đâu? Em thích làm việc gì?
- Em chưa biết phải đi đâu, mà cũng chưa biết phải làm việc gì, để đi rồi sẽ hay.
- Em không có bạc tiền, mà cũng không quen biết với ai, em đi minh mông như vậy sao được.
- Vậy chớ chệt bên Tàu họ qua đây họ đâu có tiền bạc, họ thấy quen với ai, mà họ cũng dám đi vậy. Em đi trong xứ mình, tứ bề đều người Annam, mà sợ nỗi gì.
- Không có tiền bạc, đi ra khó lắm chớ.
- Bữa hổm má lén cậu đưa cho em một đồng bạc đặng em đi thi. Em tiện tặn em đi bộ, còn ăn cơm mỗi bữa em ăn bậy bạ ít xu, nên em còn được ba cắc trong túi đây.
- Ba cắc bạc mà nhiều nhỏ gì! Em đói bụng hôn? Như đói thì ăn bánh đây, muốn ăn bánh ú hay bánh bò thì ăn đi.
- Trưa hôm qua em có ăn một ổ bánh mì nhỏ hai xu. Chiều hôm qua em không có ăn vật gì hết.
- Nếu vậy thì em đói lắm. Thôi, ăn ít cái bánh ú mà dằn bụng.

Cô Đào đứng dậy dỡ hai cái tràn (đồ đan bằng tre, mặt tròn) đậy hai thúng bánh mà biểu em ăn. Lân đói bụng lắm, nhưng mà gặp chị thì sự sầu não tràn trề trong lòng nên quên đói. Bây giờ tỏ được tâm sự rồi, trong lòng bớt buồn, nên thấy bánh khoan khoái, lật đật lấy bánh ú cắn dây, lột lá mà ăn liền.

Cô Đào thấy em ăn ngon lành, thì cô ứa nước mắt. Cô ngó em và nói:
- Đêm nay em ngủ trong mả của cha, chắc em lạnh lắm hả?
- Không lạnh gì lắm. Mà em buồn quá, em ngủ có được đâu. Em cứ vái linh hồn cha phò hộ em đi ra làm ăn cho khá. Em tự quyết làm giàu cho được em mới nghe. Chừng nào em làm giàu được rồi, em sẽ về rước má với chị đặng hưởng chút sung sướng với em.
Lân lấy một cái bánh ú nữa lột ăn và chỉ mặt trăng mà nói: "Em thề có mặt trăng làm chứng cho em, em sẽ hết sức lo làm giàu cho cậu biết mặt em. Nếu em không làm giàu được, thì em không thèm trở về xứ này."
Lân ăn một giọt tới ba cái bánh ú rồi còn ăn thêm một cái bánh bò nữa. No bụng rồi, Lân đứng dậy kiếm ngọn cỏ ướt mà chùi tay. Cô Đào nói:
- Em ăn thêm nữa cho thiệt no đi.
- Thôi, em no rồi.
- Em lấy vài cái bánh ú cầm theo đặng chừng nào đói em ăn nữa.
- Thôi, để chị bán chớ.
- Có hại gì đâu.

Lân đứng ngó mông, thấy dạng có người ta đi xung xăng trên bờ lộ thì nói với chị:
- Trời sáng rồi. Thôi, chị đi lên chợ mà bán kẻo trễ.
- Trời sáng lẹ quá.
Cô Đào sắp bánh lại, đậy tràn lên, rồi lấy cây đòn gánh, tính gánh mà đi. Mà chừng cô đút đòn gánh vô gióng, thì cô lại dụ dự, thò tay vô túi móc lấy một cắc bạc mà đưa cho em và nói:
- Chị có một cắc bạc đây. Em lấy bỏ thêm vô túi mà đi đường.
- Em có ba cắc rồi.
- Em lấy hờ theo mà ăn cơm. bây giờ em đi đâu?
- Em theo chị lên chợ kiếm nước uống rồi ở chơi tới chừng nào chị bán hết bánh chị về, em sẽ đi lên Sài Gòn.
Hai chị em đứng ngó vô mả cha mà ứa nước mắt, rồi cô Đào mới kê đòn gánh bánh mà đi. Lân đi theo một bên. Trời đã sáng thiệt, người đi chợ rải rác bưng rổ đi trên lộ, kẻ câu cá vác cần câu đi thủng thẳng trong mấy bờ con.
Chị em cô Đào lên tới trường học. Thầy giáo Bính dậy sớm, ra đứng dựa lộ mà chơi. Thầy thấy cô Đào đi ngang thì cười mơn mà hỏi:
- Cô bán bánh gì đó cô?
- Thưa, bánh ú với bánh bò.
- Bữa nay có bánh ú hả? Tôi thích bánh ú của cô lắm. Thôi, trao một cặp cho tôi đi.
Mấy lời ấy không hiểu là vô tình hay hữu ý mà nói, nhưng mà cô để gánh ở bên đường, cô lộ sắc hổ thẹn.
Lân ngó chị mà nói: "Thôi để em đi trước lại chợ. Lát nữa chị lại đó rồi sẽ gặp nhau".

Cô Đào đưa hai cái bánh ú cho thầy Bính mà cô không dám ngó thầy, cô cúi mặt mà trả lời với em: "Ừ, em đi trước lại chợ đi".
Thầy Bính hỏi:
- Em của cô hả?
-Thưa, phải.
- Ê! cô đưa hai cái bánh gì mà mềm xèo vậy nè. Tôi ưa ăn bánh ú cứng. Cô lựa cặp khác cho tôi.
- Thưa, bánh ú em gói cái nào cũng như cái nấy, có cái nào mềm, có cái nào cứng đâu. Thầy chê cặp đó, thôi thầy lựa cho vừa ý.
Thầy Bính ngó cô mà cười và nói: "Tôi muốn mua cặp bánh ú kia". Thầy nói và chỉ ngay vào ngực cô. Cô mắc cỡ day mặt chỗ khác.
Thầy Bính hỏi nữa:
- Cô có phải là con ghẻ của chú Hương trưởng Tôn hay không?
- Thưa, phải.
- Năm nay cô được mấy tuổi? Cô có chồng hay chưa?

Cô không chịu trả lời hai câu ấy, cô lại nói: "Xin thầy làm ơn mua bánh giùm cho mau, đặng em lại chợ mà bán kẻo trễ buổi chợ."
Thầy chọc ghẹo một hồi nữa, rồi mới chịu trả tiền, lấy một cặp bánh ú và để cho cô đi.
Sớm mai, gần nhóm chợ, thiên hạ lao nhao lố nhố. Trong mấy tiệm người ta bưng dọn hàng xén lăng xăng. Ngoài sân chợ đờn và bánh gạo, bưng rao, sắp trầu, dọn bánh, ngồi liên tiếp nhau từng hàng mà bán.
Lân đi thơ thẩn trước tiệm của Ban Liêm, đi qua rồi đi lại, tuy bộ đi hững hờ như nhiều người đi chợ, nhưng mà hễ đi đến tiệm này thì liếc mắt ngó vô.
Cô Thinh chừng mười sáu hoặc mười bảy tuổi, con của thím Ban Liêm, ở phía sau đi ra đứng trong cửa tiệm mà lau mặt. Cô thấy Lân đi ngang, thì cô chúm chím cười, rồi cô trở vô cất cái khăn. Cô xé một tờ nhựt trình cũ xếp cầm trong tay, thủng thẳng ra cửa rồi đi quẹo xuống đường mé sông, nước da trắng đỏ, gương mặt phương phi, tướng đi dịu dàng, hai tay đánh đòn xa coi rất yểu điệu.
Cô đi theo kịp Lân, cô không ngó, mà cô nói nhỏ nhỏ: "Anh đi xuống mé sông, đặng em nói chuyện một chút."
Cô nói rồi thì cô bỏ đi riết. Lân thủng thẳng đi theo sau. Cô đi khỏi dãy phố mé sông, tới ngang miễu Bà, cô bèn đứng lại dưới một cây gừa lớn, đâm rễ lòng thòng, rồi day lại ngó chừng Lân.

Lân đi riết tới, chừng gần nhau cô Thình cười và hỏi: "Anh thi đậu hôn?" Lân nói một tiếng "Rớt" mà giọng nghe rất buồn thảm, mặt cứ ngó xuống đất.
Cô Thinh hớn hở nói tiếp:
- Thi rớt rồi bây giờ anh tính làm sao?
- Khó quá!
- Có khó chi đâu. Tưởng là thi đậu thì anh phải đi học nữa. Bây giờ thi rớt, thôi anh nói với cậu Hương trưởng lên nói với tía má em mà cưới em đi. Tía em thường nói chừng em lớn thì gả em cho "các chú"(người Tàu trú ngụ tại VN). Em không chịu đâu. Em thương anh lắm. Hễ cậu Hương trưởng lên nói, dẫu tía má em không gã đi nữa, em cũng nói thiệt rồi em ưng nhầu. Ép con sao được.
- Gia đạo của qua khó lắm, em ôi.
- Khó giống gì?
- Phận qua mồ côi cha. Cậu của qua đó là cha ghẻ: vì má của qua khóc lóc năn nỉ lắm, nên mới cho qua đi học đến năm nay đó, chớ có bao giờ có ý muốn lập thân cho qua đâu. Qua đi thi vô trường Bá Nghệ, là có ý muốn học thêm ít năm nữa, cho có một chút nghề trong mình, đủ sức nuôi em, rồi qua sẽ cưới em. Chẳng may qua thi rớt, qua buồn rầu quá, không biết làm sao.
- Anh đừng lo, em buôn bán nuôi anh được mà. Anh cưới em rồi anh xin về trên tiệm em mà ở. Anh ở một vài năm biết buôn bán rồi, mình xin tía cho mình ra riêng, lập tiệm của mình. Ban đầu mình buôn bán nhỏ nhỏ, rồi thủng thẳng mình sẽ làm lớn, bán tới vải, bán tới hàng lụa. Anh về biểu cậu lên nói đi.
- Em không hiểu, cậu của qua kỳ cục lắm. Hổm nay cậu hăm qua, cậu nói hễ qua thi rớt thì cậu sẽ bắt qua ở đợ. Bởi vậy qua thi rớt, qua không dám về nhà nữa.
- Anh không về nhà, vậy chớ anh ở đâu?
- Qua tính qua trốn đi xứ khác, kiếm công việc làm ăn.
- Đi xứ nào?
- Xứ nào cũng được.

Cô Thinh vói tay nắm rễ gừa mà suy nghĩ rồi hỏi:
- Anh đi rồi bỏ em hay sao?
- Qua đi làm ăn, chừng nào khá rồi qua trở về cưới em chớ qua có bỏ đâu.
- Trời ơi! Biết chừng nào anh mới làm ăn khá!
- Qua hứa chắc với em, hễ qua đi ra thì ngày đêm qua ráng lo làm cho có tiền, không chơi bời chi hết, làm cho có tiền đặng qua về cưới em.
Cô Thinh trề môi nói giọng nhõng nhẽo:
- Hổng chịu. Anh đi, em đi theo.
- Ý! Sao được! Bây giờ qua không có bạc tiền, qua không có nghề nghiệp, mà qua cũng không biết phải đi đâu, phải làm việc gì mà nuôi thân qua. Em đi theo rồi làm sao? Hai đứa chết đói hết rồi còn gì!
- Em ăn cắp tiền của tía má đặng đem theo.
- Hổng được đâu. Em phải nghe lời qua, em ở nhà mà chờ qua. Qua hứa chắc hễ qua làm có tiền thì qua sẽ về rước em.
- Thiệt hôn? Anh đi mất, anh không về, rồi em tính làm sao? Em biết anh đi đâu mà kiếm?

Lân chỉ tay vô miễu mà nói: "Qua thề có Bà trong miếu đây làm chứng cho qua. Nếu qua bỏ em thì bà vặn họng qua chết, đừng để mạng qua."
Cô Thinh châu mày ứa nước mắt mà nói:
- Anh thề nặng như vậy thì em tin... Chừng nào anh đi?
- Nội buổi sớm mơi này, bởi vì qua không dám về nhà, nếu ở đây có chỗ đâu mà ở.
- Anh không về lấy quần áo đem theo mà bận hay sao?
- Có áo quần gì đâu mà lấy, em.
- Cái áo anh bận đã rượn (rách) vai rồi đây nè.
Cô nói và đưa tay rờ cái vai của Lân, chỗ áo rượn một đường dài.
Lân lắc đầu nói:
- Ối! Thây kệ nó. Rách lành cũng không hại gì.
- Em thấy anh bận áo rách em thương quá.
- Con nhà nghèo, mà lại mồ côi cha, thì phải rách rưới như vầy chớ sao em.
Cô đứng trơ trơ, nước mắt chảy rưng rưng. Cô suy nghĩ một chút, rồi cô mới hỏi nữa: "Anh đi mà anh có tiền bạc chút đỉnh gì hay không?"
Lân ngó chỗ khác, không trả lời.
Cô hỏi nữa. Lân mới nói nhỏ nhỏ: "Qua có được cắc bạc".
Cô Thinh thở ra mà nói: "Chớ chi anh nói cho em hay trước ít bữa, thì có lẽ em kiếm cho anh vài chục đồng bạc được. Anh nói gấp quá, làm có kịp đâu".
Cô thò tay vô túi, cô móc ra hai lần, mà có ba đồng bạc giấy với ít cắc. Cô đưa hết cho Lân mà nói: Em có được ba đồng ba đây. Thôi anh hãy lấy đỡ mà đi đường."
Lân dụ dự không chịu lấy. Cô nói: "Anh lấy đi mà. Tiền riêng của em mà anh ngại giống gì! Lấy đi."
Lân lấy tiền mà mặt có sắc hổ thẹn, không dám ngó cô Thinh.
Cô cười, đưa tay trái ra, vặn khóa mở chiếc đồng (vòng đeo tay) bánh ú, rồi lấy mà đưa cho Lân nữa và nói: "Anh lấy luôn chiếc đồng đây mà đem theo đặng hộ thân. Khi nào rủi có hụt tiền xài, hoặc có đau ốm, thì bán mà xài đỡ".
Lân thụt tay và đáp:
- Qua lấy mấy đồng bạc của em, thì đã quá rồi. Có lẽ nào qua lấy tới đồ của em đeo nữa.
- Nếu anh không chịu lấy, thì anh không thương em.
- Qua mới thề hồi nãy đó, sao em còn nói qua không thương? Vì qua thương em lắm, nên qua mới tính bỏ xứ mà đi, đi đặng làm cho có tiền rồi trở về cưới em chớ.
- Nếu anh thiệt có tình thương em, thì những vật gì của em, anh phải coi như của anh, cũng như em coi vật gì của anh cũng như của em hết thảy vậy mới phải. Anh nói anh quyết đi làm cho có tiền đặng cưới em. Em phụ với anh đặng anh làm có tiền cho mau, sao anh lại dục dặc (do dự). Anh làm như vậy thì em nghĩ anh không thương em. Anh lấy chiếc đồng mà cất đi. Anh đem theo, bữa nào anh buồn anh nhớ em, anh lấy nó ra mà nhìn, thì cũng như anh ngó mặt em vậy. Lấy mau mau đi, có người ta đi tới kìa.

Lân ngó ngoái lại, thì thấy có một người đờn ông vác một bó lá chầm, với một bà già bưng rỗ gần tới. Lân lật đật lấy chiếc đồng mà bỏ vô túi, còn cô Thinh thì day mặt ngó ra sông.
Chừng hai người đi đường qua khỏi, Lân mới nói:
- Tình em đối với qua như vầy, đến ngày chết qua cũng không quên em được.
- Anh đi ra, thì ở nhà em trông lung lắm. Không cần gì phải đợi có tiền. Hễ anh có công việc làm, có chỗ ở, thì anh trở về cưới em liền đi. Em biết mua bán, em nuôi anh được mà.
- Muốn mua bán thì phải có vốn được chớ.
- Anh hay lo quá! Chừng mình làm vợ chồng với nhau rồi, mình sẽ tính mà. Hai vợ chồng làm tới không đủ cơm ăn sau hay mà sợ?
- Không sợ sao được. Mà theo ý qua, hễ qua làm chồng em, thì qua không cho em làm gì hết, em cứ ở không ăn rồi đi chơi. Bắt em phải làm công việc cực khổ, qua chịu sao được.
- Có hại gì đâu. Như giàu thì mình sung sướng với nhau, còn như nghèo thì phải chịu cực với nhau chớ.
- Hổng được. Chồng thì phải nuôi vợ, phải làm cho vợ sung sướng, chớ cưới vợ mà bắt vợ phải làm cực khổ, thì thà đừng cưới.
- Anh nói như vậy chừng anh cưới em về, anh phải cất nhà lầu cho em ở mới chịu.
- Qua cũng muốn cho được như vậy lắm. Qua đi rồi, ở nhà em phải vái, nghe hôn; vái cho qua giàu to rồi em muốn sung sướng cách nào cũng được hết thảy.
- Anh dám mua hột xoàn cho em đeo, dám sắm xe hơi cho em đi chơi hay không?
- Dám chớ; hễ qua có tiền thì tiền của qua cũng là tiền của em, em muốn giống gì cũng được hết. Trong đời này qua chỉ thương có ba người là má qua, chị Hai qua với em mà thôi. Qua tính đi đây đi đó đặng làm ăn mà cho có tiền mà nuôi ba người mà qua thương đó. Qua chắc sớm muộn gì qua cũng sẽ có tiền; mà hễ có tiền thì phải có cho nhiều, đặng qua nuôi hết ba người, làm cho mọi người đều được sung sướng.
- Em nói chơi với anh, chớ không phải em muốn cho anh giàu đặng em đeo hột xoàn, đi xe hơi đâu. Em muốn làm sao cho mình một cái tiệm rồi hai đứa mình mua bán chơi vậy thôi. Mua bán khá lắm hễ có thời, mình làm giàu dễ ợt. Em muốn mình buôn bán mà làm giàu, đặng tía em hết nói Annam không biết buôn bán. Lân với Thinh ngó nhau rất nồng nàn, rất dan díu tình tứ tràn trề, song không phát hiện ra ngoài được.

Mặt trời đã lên cao. Cô Thinh mới nói: "Em đi nãy giờ lâu rồi. Thôi, để em về, kẻo má em sai bầy trẻ đi kiếm. Cô xếp miếng giấy nhựt trình mà bỏ túi và nói tiếp: "Hồi nãy em thấy anh, em lấy tờ giấy mà đi, làm bộ như đi tiêu. Bây giờ phải cất giấy, chứ cầm về sao được. Thôi, anh đi mạnh giỏi, nghe. Anh đừng có quên em. Em trông lung lắm". Cô nói dứt lời rồi dợm muốn đi. Lân rưng rưng nước mắt mà nói: "Em ở nhà, qua cũng vái cho em mạnh giỏi."
Cô Thinh đi không đành, nên đứng trơ trơ, mắt cứ ngó Lân, dường như muốn nói chuyện chi nữa, mà rồi cô chảy nước mắt và bước chơn đi chỉ nói: "Thôi em về."
Lân ngó theo, ruột đau từng đoạn, ngó cho tới chừng cô Thinh quẹo lại chợ rồi mới thôi. Lân dây mặt vô miễu, thấy trên bàn thờ còn một ngọn đèn leo lét, Lân nhớ lời thề thốt hồi nãy, thì Lân châu mày suy nghĩ rồi chẫm hẫm (sốt sắng, hăng hái) đi lại chợ, bộ quả quyết lắm.

Lân thấy chị đương ngồi bán bánh, Lân mới đi lại ngồi chồm hổm một bên. Hai chị em người nào cũng chứa chan tâm sự, nhưng vì ở giữa chợ đông, không nói chuyện chi được, nên chị lo bán nghiêm chỉnh, em ngồi chơi buồn hiu. gần tan chợ, cô Đào bán hết bánh rồi, cô biểu Lân coi chừng thúng gióng cho cô; cô lấy cái ve đi vào tiệm rượu mà mua một cắc rượu trắng. Một lát cô trở ra, ngang qua tiệm Ban Liêm, Lân thấy cô Thinh đứng trước cửa tiệm ngó mình trân trân, mà sắc mặt cô buồn nghiến.
Ra tới ngã ba, Lân đứng lại mà nói: "Thôi chị về đi, nghe hôn chị Hai, để em đi. Chị nhớ nói giùm, em gởi lời chúc má ở nhà mạnh giỏi."
Cô Đào nói: "Em đi hay sao? Thôi, chị cũng cầu chúc em đi ra mạnh giỏi. Em muốn lấy thêm ít cắc bạc hay không?" Lân lắc đầu rồi chẫm hẫm đi lên ngã Chợ Lớn. Cô Đào ngó theo em, nước mắt chảy ròng ròng.

Trên chợ Cần Giuộc đi xuống gần tới cầu Mồng Gà, có một xóm chừng mười cái nhà nằm dựa theo lộ, bên phía tay trái. Cái nhà đầu cất thụt vô trong xa một chút, nhà cột dầu, lợp lá, ba căn nhỏ nhỏ, phía sau lại có kềm một cái nhà nhỏ để nấu ăn và nuôi vịt nuôi gà.
Trước có sân, sau có vườn, mà từ trước ra sau chẳng có trồng cây chi khác hơn là cau với chuối; cau còn tơ nên coi sung lắm, còn chuối thì nhờ có bùn ngoài ruộng móc lên đắp góc thường, nên con nhảy sum sê, lá đơm rập rạp. Cái nhà này là nhà của Hương trưởng Tồn.
Sớm mơi, chừng lối nữa buổi, bà Hương trưởng Tồn ở sau vườn đi ra trước sân, tay ôm năm sáu tàu chuối, lại có cầm một cái dao bầu (dao nhỏ, mũi tròn). bà để mấy tàu chuối ở giữa sân, rồi ngồi rọc lấy lá sắp có hàng mà phơi. Bà vừa mới bốn mươi tuổi, nên tóc còn đen, răng còn chắc, nhưng mà hình vóc bà ốm, da mặt bà dùn, lại diện mạo coi có sắc buồn thảm.

Bà đương lui cui rọc lá, ông Hương trưởng Tồn trong nhà bước ra đứng tại cửa cái, tóc xụ xợp, mắt ngó chừng ngoài lộ. Ông đã trên năm mươi tuổi rồi, mà sức lực còn mạnh mẽ, nói tiếng nghe rảng rảng. Nước da ông mét mét, cặp mắt ông lừ đừ, tóc của ông vừa mới bạc hoa râm, còn râu thì ông để hai bên mép rồi hớt nhọn như rạch (râu) cá trê, làm cho bộ tướng ông coi hùng tráng mà u ám.
Vì cô Đào lên chợ bán bánh chưa về, ông thức dậy chưa có rượu điểm tâm, nên bộ ông buồn bực quạu quọ lắm. Ông trợn mắt ngó bà mà hỏi:
- Sau không chịu ra phía sau mà rọc lá, cứ rọc mấy bụi chuối trước này hoài, còi cọc hết rồi chết rụi còn gì?
- Tôi đốn lá ở sau vườn đây chớ.
- Còn chối nữa!
- Thiệt như vậy chớ. Tôi đốn đàng sau, tôi mới ôm ra đây tôi rọc mà phơi cho dốt đốt (vừa bắt đầu héo), đặng chiều có sẵn cho con Đào nó gói gánh.
Ông rầy việc này không được, coi bộ ông không vừa ý, nên ông tính kiếm việc khác mà rầy nữa. Ông ngồi chồm hổm tại cửa, tay rãi đầu nghe sạt sạt mà nói:
- Việc của con Đào thì để nó về rồi nó làm. Bà cứ lo làm giùm cho nó hoài.
- Nó cực khổ, mình ở không làm giùm cho nó chút đỉnh có hại gì.
- Nó làm giống gì đó mà cực khổ? Thứ gói bánh ú, đổ bánh bò rồi đem lên chợ mà bán, mà bà nói cực. Thôi thì bà để nó ở không ăn rồi đi chơi. Bà nói hơi cưng con bà hoài, tôi ghét quá. Bà cưng thằng Lân nên nó mới hư rồi đó. Bà cưng con Đào, đố nó khỏi hư nữa.
- Ai sanh con lại không thương. Mình thương mình lo cho nó, nếu nó biết khôn, nó nghe lời mình nó nên thì nó nhờ, còn như nó dại nó không nghe lời mình thì nó hư thì nó chịu, chớ biết làm sao bây giờ.
- Phải, có con thì thương con chớ sao. Mà con nào kìa, chớ tuồng mặt thằng Lân nó giống dòng thằng cha nó, thấy dễ ghét quá, mà thương nỗi gì. Tôi biểu để nó đi với người ta đặng tập cho nó biết làm ruộng, sau nó có nghề nghiệp như người ta. Bà cãi tôi, sòng sòng xin cho nó đi học. Nó đi học mấy năm nay tốn cơm, tốn áo quần, rồi có ích gì đâu? Thằng đó mà học giống gì. Đi du hí du thực, học làm du côn, rồi bung đi mất mấy tháng nay đó, bà thấy hay không?
Bà ứa nước mắt, cầm dao đi vô nhà và nói:
- Thằng Lân nó đi mất đó là tại ông, chứ có phải nó theo du côn du cái nào đâu.
- Sao mà tại tôi?
- Hễ thấy mặt nó thì ông hầm hầm muốn ăn thịt nó, ông cứ đánh chửi nó hoài. Nó khôn lớn, nó chịu không được, tự nhiên nó phải trốn mà đi, chớ ở như vậy chịu sao nổi.
- Bà nói tôi độc ác lắm hả?
- Ông có độc ác hay không thì ông biết lấy chớ.

Ông còn muốn cải nữa, kế thấy có một chiếc xe hai bánh ở phía chợ Trạm chạy lên ngừng ngoài lộ, rồi có hai người đờn ông đi vô sân.
Ông đứng dậy mà dòm, thì thấy người đi trước là Hương thân Mẩn, còn người đi sau là thầy giáo Bính, mà thầy giáo hai tay có xách hai chai rượu. Vô tới sân Hương thân Mẩn thấy ông Hương trưởng đứng tại cửa thì cười và nói: "May dữ! Có ông Hương trưởng ở nhà đây, tôi sợ ông đi khỏi quá."
Ông Hương trưởng hỏi: "Hai ông kiếm tôi có việc chi?"
Hương thân Mẩn và thầy giáo Bính bước vô cửa và đáp:
- Kiếm chơi chứ có việc chi đâu. Ông biết thầy giáo đây hay không?
- Biết lắm chớ. Thầy giáo trên trường học Cần Giuộc, tôi gặp xuống nhà Hương quản Chiếu đánh bài hoài.
Thầy giáo Bính nói:
- Tôi thôi dạy trên Cần Giuộc rồi, ông Hương à; tôi đổi xuống dạy trường chợ Trạm hơn một tháng nay.
- A, té ra bây giờ thầy xuống dạy dưới chợ Trạm hay sao?
- Thưa, phải.
- Thôi, mời hai ông vô nhà.
Tại căn giữa có để một cái bàn với bốn cái ghế đẩu. Ông Hương trưởng mời khách ngồi tại cái bàn ấy, thầy giáo ngồi trên, Hương thân ngồi kế đó, còn chủ nhà thì ngôi phía bên kia.
Thầy giáo để hai chai rượu trên bàn. Từ hồi sớm mơi cho tới bây giờ, ông Hương trưởng chưa có một nhuể rượu vô trong miệng, bởi vậy thấy hai chai rượu thì ông cứ ngó lườm lườm.

Hương thân biết ý nên nói: "Chúa nhật nghỉ dạy, thầy giáo buồn. Thầy rủ tôi kiếm chỗ đi chơi. Tôi không biết đi đâu, nên hai anh em tôi mua rượu đem lên đây đặng nhậu với ông mà nói chuyện chơi cho vui."
Ông Hương trưởng đắc ý, nên chúm chím cười, mà cặp mắt cũng cứ ngó hai ve rượu.
Thầy giáo mở bóp lấy ra một đồng bạc mà đưa cho ông Hương trưởng và nói: "Ông làm ơn cậy ai trong nhà mua gà hay là vịt cũng được, rồi làm thịt nấu cháo đặng mình nhậu rượu chơi mới thú."
Ông Hương trưởng cản tay và nói:
- Thầy giáo làm như vậy tôi phiền lắm. Thầy đến nhà tôi mà chơi, thì tôi phải đãi thầy chớ có lý nào lấy tiền của thầy đi mua gà, mua vịt.
- Tôi xin lỗi ông Hương, nếu ông không chịu lấy tiền, thì tôi ngại lắm, tôi về liền bây giờ. Anh em tôi buồn nên đến thăm ông Hương; ông vui vẻ mà tiếp rước, có lý nào anh em tôi làm tốn hao cho ông nữa. Xin ông lấy đi, lấy đặng biểu đi mua gà vịt nấu cháo rồi mình nhậu với nhau chơi mà.
Hương thân tiếp nói: "Xin ông Hương đừng có ngại chi hết. Cứ lấy đồng bạc mà biểu đi mua gà vịt đi. Anh em khi nãy người nào bao, khi khác người khác bao, cớ chi đâu mà ngại. Bữa nào ông xuống chợ Trạm chơi, rồi ông bao anh em tôi lại. Biểu ai trong nhà lấy đi mua đi, đừng cãi lẻ mất ngày giờ. Đâu, ông có ly cho lần ít cái, đặng uống giả trước một hai ly cho ấm bụng, rồi chừng ăn cháo mình sẽ làm thiệt."

Ông Hương trưởng phải chịu thua. Ông kêu bà ra mà đưa đồng bạc và nói: "Đây nè, thầy giáo đưa tiền cậy bà mua giùm gà vịt làm thịt đặng nhậu chơi. Bà làm mau mau nghe hôn. Bây giờ bà coi còn khô gì đó bà nướng cho một miếng đặng nhậu đỡ, như hết khô thì kiếm cho ít trái ổi hay khế gì cũng được."
Bà đi xuống nhà sau. Ông bèn bước lại bàn thờ lấy một cái nhạo (bình nhỏ và thon, đựng rượu) với ba ly nhỏ đem lại.
Thầy giáo giành chiếc rượu vô nhạo rồi lao ly rót đầy ba ly. Rượu bọt vung chùng, coi ngon lắm. Chủ khách hớn hở mời nhau, kẻ nói người cười, mà nhứt là ông Hương trưởng bấy giờ vui lắm, chớ không phải quạo quọ như hồi nãy nữa.
Rượu vừa thấm họng thì ông Hương thân hỏi ông Hương trưởng rằng:
- Ông ngồi chức Hương trưởng lâu lắm rồi, sao không lo lên chức Hương sư chơi?
- Ôi! Tôi không cần Hương gì cũng là Hương, đi nhóm hay cúng đình mình cũng có rượu thịt nhậu được vậy, cần gì phải lên chức Hương sư hay chủ Cả.
- Nói như ông vậy sao được. Không làm thì thôi, chớ hễ làm làng thì phải lên chức lần lần chớ. Bởi ông không cần, nên năm ngoái ông để cho cụ Hương chánh Biên nó vượt lên chức Hương sư người ta bất bình quá.
- Nó lên Hương sư rồi nó chém được mình hay sao?
- Không phải nó chém mình được. Song nó là người ở đâu mới lại đây, chớ không phải con nhà gốc cội trong làng. Nếu để nó làm Hương sư rồi sau nó trèo lên chức chủ Cả, nó ngồi trên đầu trên cổ mình chớ.
- Tôi nhượng chức Hương sư cho nó đó, ông tưởng tôi dại lắm hay sao? Nó kĩnh (kính nhường) cho tôi ba mươi đồng bạc, nên mới êm đó, biết hôn.
- À có vậy chăng!
- Ông đừng tưởng tôi lù khù, tôi khôn hơn họ hết thảy. Lên chức làm gì? Cứ ngồi chức Hương trưởng chơi. Thằng nào muốn leo qua thì tôi kêu nài; nếu nó biết khôn nó đút tiền cho tôi thì tôi nhượng cho nó.

- Ông ngồi chức Hương trưởng hoài, tụi nhỏ ở sau nó lên không được nó phiền chớ.
- Việc ấy hôm nhóm cử tôi có nói. Tôi nói ai có muốn cho tôi xin thôi đặng trống chỗ mà lên, thì phải chịu cho tôi hai trăm đồng bạc, thiếu một đồng cũng không được.
- Làm làng ông lanh quá.
- Phải như vậy mới được chớ. Nè, mà tôi coi trong Hội tề, không có chức nào sướng cho bằng chức Hương trưởng.
- Sao mà sướng?
- Theo chữ Annam, trưởng nghĩa là lớn, biết hôn. Mình làm Hương trưởng nghĩa là làm ông Hương lớn hơn hết trong làng, coi không sướng hay sao, cần gì làm Cả chủ.
- Ông cắt nghĩa thông quá. Thôi, uống chớ, nói chuyện để rượu lại hết.

Uống mới vài ly thì kế cô Đào ở trên chợ về, cô gánh bánh vô sân.
Ông Hương trưởng ngó thấy thì cười và nói: "Con nhỏ đi chợ về kia. Còn rượu nữa. Hai ông uống đi, thiếu gì rượu mà sợ. Uống có hết mình biểu nó đi mua thêm nữa cũng được."
Thầy giáo ngó cô Đào mà cười. Cô thấy nhà có khách, nên đi vòng theo hè mà vô nhà sau.
Hương thân nói: "Rượu của thầy giáo mua tới hai chai, uống sao cho hết, cần gì phải mua nữa."
Hương trưởng đáp:
- Giống gì mà không hết! Ông nói như vậy người ta nghe họ khinh khi mình chớ.
- Tôi không được mạnh rượu cho lắm. Tôi uống chấm chút năm ba ly, chớ hễ uống nhiều thì cúp rồi hết nói chuyện được.
- Uống cho khá khá một chút nói chuyện mới vui chớ. Cách một lát cô Đào đem lên để một bên ông Hương trưởng một ve rượu nhỏ với một dĩa khô mới nướng nên còn nóng hổi.
Ông Hương trưởng cười và nói: "Chà chà! Bữa nay con nhỏ nó kiếm được khô cá hố nó mua chớ. Hai ông hên lắm. Gặm khô đây mà nhậu cho sướng." Ông đẩy dĩa khô qua mà mời khách, rồi cầm ve rượu nhỏ đưa lên mà coi.
Cô Đào xây lưng đi xuống nhà sau, ông bèn kêu mà nói: "Đào à, phụ với má mày mà làm gà làm vịt nấu cháo cho lẹ nó, nghe hôn. Như liệu làm không kịp thì kêu vợ thằng Cai tuần Tam nó qua nó tiếp tay cho. Nấu cháo cho ngọt, đừng làm lấy có tao đánh chết đa.
Hương thân hỏi Hương trưởng:
- Con cháu năm nay trộng đến. Nó được mấy tuổi rồi vậy?
- Hai mươi tuổi rồi đó.
- Nếu vậy thì gả lấy chồng được rồi. Có chỗ nào họ nói hay chưa?.
- Chưa. Trai đời này kỳ cục lắm. Hễ con nhỏ đi ra thì chúng nó cứ theo chọc ghẹo, mà không thấy đứa nào nói tiếng chi hết.
- Tại ông gắt quá, nên họ sợ không dám tới họ nói chớ gì.
- Đâu có! Tôi gắt hồi nào? Tôi trông ai tới nói tôi gả phứt nó cho rồi, chớ để làm chi. Nó là con ghẻ, chớ phải con ruột của tôi hay sao mà tôi làm khó dễ.
- Ông nói như vậy, thôi để tôi làm mai kiếm đầu heo ăn chơi.
- Nó là cháu của ông. Ông coi chỗ nào phải ông nói với tôi, thì tôi gả liền... Nè, uống chớ, hai ông sao uống lôi thôi quá.

Ông Hương trưởng rót rượu mà ép khách, rồi ông nhậu thêm một ly coi ngon lắm. Ông đã xình xoàng day mặt xuống nhà sau mà kêu: "Đào a, lên đây biểu coi nào."
Cô Đào xăn áo ngang, hai tay ướt mem ở dưới nhà sau lơn tơn đi lên. Ông Hương trưởng hỏi:
- Có gà vịt gì hay không?
- Thưa có. Má đương làm một con gà và một con vịt.
- Ừ được. Làm gà trước đi rồi luộc xé phay bưng lên đây.
- Dạ.
- Làm cho mau đa. Mẹ con bây chậm như rùa, cứ dạ dạ hoài, mà không thấy gì hết.
Cô Đào trở xuống nhà sau. Thầy giáo nói: "Để thủng thẳng vậy chờ. Ông thúc quá, làm sao cho kịp. Còn sớm mà, chưa đói đâu."
Hương thân hỏi:
- Mỗi ngày ông uống chừng bao nhiêu?
- Ối, cái đó chừng đỗi gì. Có nhiều thì uống nhiều, có ít thì uống ít, bao nhiêu cũng được.
- Như không có rượu được hay không?
- Không được. Nếu không có thì buồn lắm, bởi vậy con nhỏ đi bán bánh mỗi bữa phải mua cho tôi một cắc.
- Ông nói như vậy, nếu ông gả cháu lấy chồng rồi còn ai bán bánh mà mua rượu cho ông uống?
- Mẹ nó đó chi.
- Tôi nói thiệt với ông, thầy giáo đây thẩy thấy con cháu thẩy thương, nên thẩy cậy tôi làm mai. Ông chịu gả hay không?
Ông Hương trưởng chưng bửng. Ông ngó thầy giáo rồi hỏi: "Thầy giáo đây?"
Thầy giáo Bính cười.
Hương thân rước mà đáp:
- Phải. Thầy giáo đây. Ông chịu gả hay không?
- Tưởng là ai, chớ thầy giáo đây thì tôi gả liền. Tụi của mình mà không gả, thì còn chờ ai nữa.
- Ông gả ông đòi bao nhiêu?
- Bán chác gì đó mà đòi. Tôi gả không, tôi không thèm đồng nào hết.
- Không đòi sao được. Ông phải đòi một số tiền đặng mua sắm quần áo cho cháu và đi chợ mà làm đám cưới chớ.
- Làm đám cưới đám hỏi chi vậy? Định ngày nào cưới mình anh em năm ba người tựu lại, mua ít chai rượu rồi cùng nhậu với nhau một bữa thì đủ rồi.
- Ông tính như vậy thì tiện lắm. Mà bề nào thầy giáo cũng phải đưa cho ông một số tiền đặng cho cháu sắm chút đỉnh quần áo mà về nhà chồng chớ.

Ông Hương trưởng rót rượu mà uống nữa rồi nói: "Sắm áo quần thì ít chục đồng bạc sắm cũng đủ".
Cô Đào bưng lên một mâm, có một dĩa thịt gà xé phay, một dĩa muối ớt với ba đôi đũa.
Ông Hương trưởng lấy làm đắc ý, ông mời khách lăng xăng, khách ăn còn ông uống.
Cách chẳng bao lâu, cô Đào lại bưng thịt vịt, bưng cháo lên nữa.
Ông Hương trưởng quá chén, ông gặm cái đầu gà chưa xong, nên ông cứ ép khách, chớ ông ăn không được.
Bà Hương trưởng nấu xong rồi, bây giờ bà mới rảnh rang, nên lên ngồi tại bộ ván nhà trên mà ăn trầu. Bà cứ liếc mắt ngó thầy giáo Bính, song bà không nói một tiếng chi hết.
Tiệc mãn rồi, thầy giáo mới nói với ông Hương thân trưởng: "Thưa ông Hương trưởng, phận tôi đơn chiếc lắm, dầu muốn cũng khó mà làm rình rang được. Hồi nãy ông nói dễ như vậy thì tôi hết sức cám ơn ông. Thôi, để mai mốt tôi đem lên đưa cho ông năm mươi đồng bạc. Ông mua sắm áo quần bao nhiêu tùy ý ông, song tôi xin ông mua một con heo đặng bữa cưới đãi hai họ. Hễ ông định ngày cưới thì tôi mời bà con đôi ba người lên đây. Ông cũng mời khách ít người. Ăn tiệc rồi chiều tôi rước dâu về. Làm như vậy, ông nghĩ coi có được hôn?"

Ông Hương trưởng nói: "Được mà, được mà. Thầy muốn sao cũng được hết. Tôi đã nói tôi dễ lắm".
Hương thân Mẩn với thầy giáo Bính cáo từ mà về.
Ông Hương trưởng nằm ngửa trên ván mà nghỉ. Bà Hương trưởng ở nhà sau bước lên hỏi rằng:
- Hồi nãy tôi nghe ông hứa gả con Đào cho thầy giáo Bính phải hôn?
- Ừ.
- Ông quá chén rồi, ông hứa bất tử quá!
- Sao mà bất tử?
- Thầy giáo coi bộ lớn tuổi hơn con Đào nhiều quá mà gả giống gì.
- Thầy chừng ba mươi tuổi chứ già cả gì hay sao.
- Còn gì nữa! Lại nghe tin thầy có một đời vợ rồi.
- Tôi biết hồi thầy ở trên Cần Giuộc, thầy có cặp xách con nào đó, mà thầy bỏ đã lâu rồi mà.
- Con Đào nó nói thầy ưa mèo chó, bài bạc dữ lắm.
- Ối! Bà đừng có nhiều chuyện! Hễ tôi nhất định gả là tôi gả. Bà cứ nghe lời con Đào hoài! Thầy giáo thầy chịu cưới năm mươi đồng bạc, hễ thầy cưới rồi nó được làm "thím giáo", không sướng sao? Khéo làm bộ chê bai; người ta như vậy mà chê! Làm phách rồi trốn theo trai mới mang xấu.
Bà Hương trưởng không dám cãi nữa, bà trở đi xuống nhà sau, mặt buồn hiu.

Cách năm năm sau.

Trưa, Cô Đào đang nằn trên võng mà cho đứa con gái của cô mới đẻ được ba tháng bú. Thằng Khoa là con trai của cô, đã được ba tuổi rồi, nó đi lẫm đẫm trước mặt cô mà chơi. Một lát nó chạy lại ôm mặt em nó mà hun và nói: "Con thương con Lý quá."
Cô Đào xô nhẹ nhẹ cho nó dang ra và nói: "Đừng con. Để cho em ngủ. Con hun nó đây đố khỏi nó thức dậy cho mà coi."
Thằng Khoa cười, rồi đi ra cửa mà đứng.
Ngoài đường trời nắng chang chang. Con heo vá nằm dựa góc me nghỉ trưa, mắt nhắm lim dim, bụng thở hoi hóp. Con gà mái vàng dắt bầy con đi kiếm ăn, mẹ đứng trên đóng rác mà bươi, con chạy xung quanh kêu chét chét.
Thằng Khoa một tay vịn cánh cửa, còn tay kia thì đưa lên và thọc ngón trỏ vô miệng mà ngậm, đứng ngó gà, ngó heo mà nói nhỏ như hát. Cách một hồi nó nói: "Ba về", rồi lăng xăng chạy ra lộ.
Thầy giáo Bính dừng xe máy trước cửa, thầy nhảy xuống gọn gàng và nói: "Đi vô con. Trời nắng lắm, đừng ra lộ". Thầy với nắm tay thằng Khoa mà dắt nó đi vô nhà, tay kia thầy dẫn cái xe máy.
Cô Đào bồng con ngồi dậy mà hỏi: "Bữa nay má bớt hay không?"
Thầy giáo Bính dựng cái xe dựa vách rồi lại ngồi trên ghế mà đáp:
- Bịnh coi cũng vậy, có thấy bớt gì đâu.
- Mình có hỏi hồi sớm mai này má có ăn cơm hay không?
- Tôi hỏi, má nói má ăn cơm không được; hồi sớm má mới hỏi mượn chị Cai tuần nấu cho má một chén cháo, mà má ăn có vài muỗn thì ói ra hết.
- Hôm qua tôi lên thăm thì má nói đã năm sáu bữa rồi má không có một hột cơm trong bụng. Khổ quá, đau mà cơm cháo ăn không được thì làm sao mà mạnh.
- Bởi vậy bữa nay tôi coi má yếu lung lắm.
- Má đã ốm sẵn, rồi không ăn cơm mấy bữa rày nữa, thì không yếu sao được. Cậu có tính rước thầy coi mạch hốt thuốc cho má uống hay không?
- Tôi thấy cậu xẩn bẩn đi ra nhậu một ly, đi vô nhậu một ly hoài, có tính gì đâu.
- Thế khi cậu sợ uống thuốc tốn tiền nên không dám rước thầy chớ gì.
- Có lẽ tại vậy đó. Hồi nãy tôi có nói với cậu rằng tôi coi bịnh má nhiều lắm, vậy cậu phải coi thầy nào hay thì rước đặng coi mạch hốt thuốc cho má uống. Cậu nói thứ nhức đầu nóng lạnh để ít bữa thì hết, cần gì phải uống thuốc cho tốn tiền. Thầy thuốc nói dốc đặng ăn tiền, chớ họ giỏi gì đó mà rước họ; nếu họ giỏi thì họ không chết. Nói như vậy thì cùn chuyện rồi.
- Má thiệt vô phước quá! Gặp ông chồng ổng giỏi nghề uống rượu, uống mấy lít ổng cũng không biết say, chớ ổng không biết lo việc gì hết!
Thầy giáo chúm chím cười mà nói: "Nhờ ổng ưa uống rượu, nên tôi mới cưới được mình đó, mình nhớ hôn?" Thầy nói dứt lời rồi bồng thằng Khoa mà hun.

Chồng muốn nói pha lửng chơi, mà cô Đào đương có việc lo, nên cô không lấy lời vui vẻ mà đáp lại với chồng, cô ôm con Lý ngồi ngó sửng ra ngoài đường, mặt cô buồn hiu. Cô suy nghĩ một hồi rồi than rằng: "Thằng Lân nó đi đâu biệt mấy năm nay, không thấy tăm dạng gì hết. Bà già đau đó, không biết chừng tại nhớ nó nên buồn rầu mà sanh bịnh."
Thầy giáo nói: "Mình không phải thầy thuốc, làm sao mình dám đoán căn bịnh đó chớ. Thôi má đau, cậu không lo, thì mình lo. Để lát nữa đi dạy học, tôi ghé tôi nói với thầy Hoằng, rồi chừng nửa chiều, trời mát, mình mượn một cỗ xe mình rước ổng đặng ổng lên coi mạch hốt thuốc cho má uống. Mình đem hết hai đứa nhỏ theo, đặng ở trển ít bữa mà lo cơm cháo thuốc men cho má. Xe lên đó mình biểu nó chờ, đặng ông thầy Hoằng coi mạch rồi ổng theo xe ổng về mà hốt thuốc. Chừng tan học rồi, tôi lấy thuốc tôi đạp xe máy tôi mang lên cho má."
Cô Đào nghe chồng nói như vậy thì cô rất cảm tình nên cô ngó chồng mà hỏi:
- Tôi đi lên ở trển rồi ở nhà ai lo cơm nước cho mình.
- Ối! chuyện nhỏ mọn hơi nào mà lo. Tôi qua nhà anh Hương thân kiếm cơm ăn, hay tôi mua cơm đàng quán tôi ăn đỡ cũng được mà. Bà già đau phải lo cho bà già, mình mạnh mà lo giống gì.
Thầy giáo coi đồng hồ, thầy đã gần tới giờ dạy học, thầy mới lật đật vô buồng thay đổi áo quần. Chừng thầy trở ra, thầy đưa cho vợ ba đồng bạc mà nói: "Lấy tiền đây mà đem hờ theo, đặng coi má muốn ăn vật gì thì mua cho má ăn. Thôi, để tôi đi sớm đặng tôi nói trước với thầy Hoằng và tôi dặn xe sẵn rồi chiều mát mình đi. Nè, chừng mình đi mình khóa cửa lại, rồi gởi chìa khóa cho thím Cấm đặng chiều về tôi mở cửa tôi vô nghe hôn."

Thầy giáo đi rồi, cô Đào lo tắm cho hai đứa con. Đến nữa chiều, xe đem lại, cô mới khóa cửa gửi chìa khóa cho thím Cấm, rồi bồng con lên xe. Cô lại ghé rước thầy Hoằng rồi đi lên cầu Mồng Gà.
Khi cô Đào với thầy Hoằng bước vô nhà thì thấy ông Hương trưởng Tồn nằm chình ình trên bộ ván giữa mà ngủ, ông ngáy nghe vo vo. Cô Đào mời thầy Hoằng ngồi, rồi cô bồng con đi thẳng vô buồng mà thăm mẹ. Cách một lát cô trở ra mời thầy Hoằng vô coi mạch. Thầy coi mạch rất kỹ, chừng coi rồi thầy từ giã mà về đặng hốt thuốc cho thầy giáo đem lên cho sớm.
Cô Đào đưa thầy Hoằng ra cửa, rồi cô đứng lại hỏi nhỏ nhỏ rằng:
- Thầy coi bịnh má tôi có sao hôn thầy?
- Bịnh tuy nhiều, song không sao đâu mà sợ. Tôi hốt vài thang thì mạnh. Thím giáo phải cần ở nuôi bà Hương trưởng. Vái tổ cho uống thang đầu chịu, thì có lẽ mau mạnh lắm.
- Xin thầy giúp giùm với tôi.
- Tôi phải ráng chớ.

Thầy Hoằng về rồi, cô Đào tay bồng con Lý, tay dắt thằng Khoa, trở vô buồng thấy mẹ nằm thiêm thiếp, mắt nhắm lim dim, cô bèn lúc lắc hỏi mẹ muốn ăn cháo hay không. Mẹ cô không ừ hử chi hết, cô lấy làm lo sợ, nên cô ngồi xề trên giường mà khóc. Ngoài trước ông Hương trưởng Tồn vẫn còn ngáy vo vo.
Gần tối thằng Khoa đói bụng nên đòi ăn cơm. May lúc ấy có vợ Cai tuần Tam lại thăm, cô Đào mới cậy thím nấu giùm cho một nồi cơm và mua bốn cái trứng vịt luộc đặng giằm nước mắm mà ăn.
Cơm chín rồi, cô Đào mới bới một chén mà cho thằng Khoa ăn, rồi cô đốt đèn ngồi than thở với thím Cai tuần về sự mẹ đau.
Ông Hương trưởng thức dậy thấy cô Đào thì hỏi:
- Mày lên hồi nào vậy?
- Tôi mới lên hồi chiều.
- Thằng Giáo mới lên thăm hồi trưa, sao mày còn lên chi nữa?
- Thầy giáo biểu tôi lên ở nuôi má tôi ít bữa.
- Khéo làm rộn! Hễ đau thì thủng thẳng rồi mạnh chớ nuôi giống gì.

Cô Đào không thèm trả lời; cô bỏ đi vô buồng mà ngồi một bên mẹ, mượn thím Cai tuần coi chừng giùm thằng Khoa.
Tối một lát, thầy giáo Bính đạp xe máy đem lên một thang thuốc. Thằng Khoa với con Lý đều ngủ hết. Cô Đào rảnh tay, nên đi lấy siêu nhúm lửa sắc thuốc, rồi cô dọn cơm cho ông Hương trưởng ăn. Thầy giáo nói thầy ăn cơm rồi, nên thầy đi xuống nhà sau mà kiếm vợ và nói nhỏ: "Thầy Hoằng nói riêng với tôi rằng bịnh má nguy lắm rồi, sợ qua không khỏi đêm nay."
Cô Đào kêu trời, nước mắt chảy ròng ròng.
Thầy giáo khuyên vợ rằng:
- Mình phải tĩnh trí mà lo cho má, chớ khóc làm chi. Để sắc thang thuốc rồi cho má uống thử coi.
- Cậu kỳ cục quá. Má đau như vầy mà bộ cậu không lo chút nào hết. Rủi má có bề nào rồi làm sao.
- Cậu không lo thì mình lo. Như rủi má mất thì tôi về tôi kêu chệt mà bán con heo đủ chôn cất má mà.
Cô Đào mượn thím Cai tuần coi chừng siêu thuốc và dặn hễ chừng ông Hương trưởng ăn cơm rồi thì thím bưng dọn giùm, rồi cô vô ngồi một bên mẹ mà khóc hoài.
Thầy giáo tính đem thang thuốc lên rồi thầy về nghỉ, mà bây giờ thầy thấy tình cảnh như vậy thầy không nỡ về. Thầy nằm với hai đứa con mà quạt cho chúng nó ngủ.
Ông Hương trưởng ăn cơm rồi, ông nằm trên ván mà chơi một hồi rồi cũng ngủ nữa.

Thuốc sắc tới rồi, thím Cai tuần mới bưng vô buồng. Thím hiệp với cô Đào mà kêu bà Hương trưởng dậy uống thuốc. Bà nằm trơ trơ, mở mắt ra rồi nhắm lại. Thầy giáo thấy vậy mới biểu vợ lấy muỗng múc mà đổ cho bà. Bà ực được vài muỗng, rồi không nuốt nữa, thuốc đổ vô thì chảy ra hai bên khóe miệng hết.
Vợ chồng thầy giáo với thím Cai tuần không biết làm sao, chỉ thức mà canh bà, tính chờ sáng rồi rước thầy Hoằng nữa.
Đến khuya bà Hương trưởng tắt hơi.
Thầy giáo kêu ông Hương trưởng thức dậy mà cho ông hay. Ông ngồi gãi đầu mà hỏi:
- Bả tắt hơi rồi hay sao?
- Tắt hơi rồi.
- Hồi hôm tao thấy bây sắc thuốc gì đó, bây không có cho bả uống hay sao?
- Cho uống được có vài muỗng rồi má không nuốt được nữa.
- Tao nói thầy thuốc họ nói dóc đặng họ bán rễ cây. Tin làm chi không biết. Uống rượu như tao đây, con gì độc ở trong mình nó phải chết hết thảy, còn đâu mà hại tỳ vị của mình, làm cho mình đau được.

Ông bước vô buồn, đứng ngó xác bà một cái rồi trở ra lấy rượu mà uống.
Cô Đào khóc mà kêu má, nghe rất thảm thiết.
Thầy giáo bàn tính với vợ rồi trời rựng đông thầy đạp xe mà về chợ Trạm. Thầy kêu chệt bán con heo, rồi đem lên đưa cho vợ bốn mươi đồng bạc đặng cậy xóm riềng mua hòm mà chôn cất bà Hương trưởng cho ấm cúng.
Ông Hương trưởng cứ lo uống rượu, không thèm cần tới đám ma, bỏ phú cho vợ chồng thầy giáo, làm sao thì làm. Tuy làm tiện tặn hết sức, lại nhờ có làng xóm đi biếu cũng bộn, song chôn bà Hương trưởng rồi, vợ chồng thầy giáo bồng con trở về chợ Trạm thì trong túi chỉ còn bảy đồng bạc.
Hồi thầy giáo Bính nói mà cười, thì cô Đào chê thầy ưa mèo chó, ham bài bạc. Ông Hương Tồn trưởng lấy năm mươi đồng mà gả bướng, cũng như ông bán cô. Cô lấy làm bất bình, song cô phải vưng chịu, cô không dám cãi. Vợ chồng ở với nhau năm năm nay, thiệt thầy giáo Bính không bỏ tánh cũ, đã có con mà thầy vẫn chơi bời hoài. Nhiều khi cô Đào khuyên lơn dứt bẫn, mà những lời của cô nói chẳng khác nào như nước đổ trên lá môn, thầy gạt ngang hết thảy, chẳng bao giờ thèm đếm xỉa tới, vì vậy nên đối với thầy, cô coi tình nghĩa lợt lạt, chớ không mặn nồng như vợ chồng người ta. Nhờ có hoạn nạn này, cô mới thấy tuy thầy ham chơi bời, song thầy cũng có lương tâm, lúc mẹ cô đau thầy lo thuốc men, khi mẹ cô chết thầy lo chôn cất. Cô nhớ tới cái nghĩa cử ấy, cô rất cảm động, rồi cô mới biết kính mến chồng.

Cuộc thạnh suy chẳng khác nào cái bánh xe cứ lăn tròn hoài, hễ thạnh rồi tới suy, suy rồi tới thạnh. Cô Đào đương nồng nàn tình nghĩa với chồng, kế nghe tin nhà nước bãi chức hết thảy thầy giáo làng không có bằng cấp sư phạm, định phát tiền cứu giúp cho mọi người ít tháng lương đặng ăn đỡ rồi kiếm việc khác mà làm. Cô Đào ngó hai đứa con, cô chảy nước mắt.
Thầy giáo Bính thấy vợ buồn thì nói rằng: "Ối! Cần gì. Thôi làm thầy giáo, tôi lên Sài Gòn kiếm việc khác mà làm, tôi ăn lương còn nhiều hơn nữa."
Cách ít ngày có giấy xuống bãi chức thầy giáo Bính và cho thầy lãnh ba tháng lương. Thầy lãnh tiền rồi đưa cho vợ mười đồng mà nói rằng: "Mình cất tiền đây để dành ở nhà mua gạo mà ăn. Để tôi lên Sài gòn kiếm việc tôi làm. Hễ tôi có chỗ làm, tôi mướn phố rồi tôi sẽ về rước mấy mẹ con lên trển mà ở, chớ bây giờ dắt hết lên trển không tiện."
Thầy đi chừng một tháng rồi thầy trở về, nói đã kiếm được chỗ làm, ăn lương mỗi tháng năm mươi đồng. Thầy bán hết đồ đạc trong nhà, trả phố cho chủ, rồi rước vợ con lên Sài Gòn.

( Còn tiếp theo Phần II)
Về Đầu Trang Go down
Song an Châu

Song an Châu


Tổng số bài gửi : 665
Join date : 10/12/2009

Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh   Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh Icon_minitimeSun Nov 28, 2010 5:47 am

LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU
Hồ Biểu Chánh

(Tiếp theo - Phần 2)

Phần II: Thân Chồng Bỏ

Tại Sài Gòn, ở phía sau mả của Thánh Gầm, có một cái đường hẻm nhỏ, hai bên có hai dãy phố đâu mặt với nhau, phố thấp thỏi chật hẹp, cửa và vách ngăn bằng ván, mà cho mướn mỗi căn mỗi tháng tới sáu đồng. Ai cũng than tiền phố mắc, mà phố ở đều hết, không bỏ trống căn nào.
Cô Ðào ở một căn bên phía mặt trời lặn với hai đứa con. Thằng Khoa năm nay đã được mười tuổi, còn con Lý thì mới nên bảy tuổi, nó ở nhà với mẹ, cô Ðào có đi chợ thì nó coi nhà được.
Một đêm, tối bảy giờ, cô Ðào đốt một cái đèn dầu lửa để giữa bộ ván nhỏ rồi cô lấy đồ may đem lại ngồi gần đèn mà may. Thằng Khoa cũng lấy tập vở đem lại đèn rồi giở ra mà học. Con Lý thì ngồi tại cửa ngó ra đường hẻm mà coi sắp nhỏ trong xóm trửng giởn.
Cô Ðào bây giờ cô ốm, hai má hủng vô, cặp mắt có khoen. Cô mặc một cái quần vải đen với một cái áo bà ba vải trắng, quần áo tuy cũ, nhưng mà sạch sẽ. Thằng Khoa ngồi học một lát nó liếc mắt ngó má nó một cái, mà lần nào nó ngó cũng thấy má nó thở ra, tuy chăm chỉ ngồi may, song mặt mày buồn lắm.
Chị bán chè đậu đen gánh gánh có treo lồng đèn, chị đi vô đường hẻm rao tiếng nghe lảnh lót. Hai ba đứa nhỏ áp lại mua chè mà ăn. Chị để gánh ngay trước cửa cô Ðào ngồi múc chè mà bán.
Con Lý ngồi coi sắp nhỏ ăn, chắc là nó thèm, nên ngó một hồi rồi chạy vô đứng một bên má nó mà nói: "Má cho con một đồng xu đặng con mua chè đậu đen ăn chơi má."
Cô Ðào cứ ngồi may, cô không ngó con, mà cô đáp: "Thôi, con. Mới ăn cơm hồi chiều mà đói khát gì. Ðể dành xu rồi sáng mai mua khoai lang mà ăn."
Thằng Khoa thấy em nó thất vọng nên buồn, nó chịu không được, nó mới móc túi lấy một đồng xu đưa cho em nó và nói: "Qua cho em đồng xu đây. Em mua chè ăn đi."
Con Lý hớn hở, lấy đồng xu rồi chạy ra đường hẻm.
Cô Ðào ngó Khoa mà hỏi:
- Con làm giống gì mà có xu?
- Hồi sớm mơi con đi học, má cho con một đồng xu đặng ăn bánh. Con không
dành đó.
- Con đi học về trưa quá. Con không ăn bánh đói bụng con chịu sao nổi.
- Không đói đâu. Sớm mơi má không cho tiền cũng được nữa.
Cô Ðào nghe con nói như vậy thì cô ứa nước mắt.
Khoa thấy má nó buồn thì nó suy nghĩ rồi hỏi:
- Sao ba đi đâu mất mấy tuần nay, ba không về nhà vậy má?
- Ối thôi! Còn ba bốn gì nữa mà hỏi.
- Con muốn ra sở con đón ba, đặng con biểu ba về quá.
- Thôi, không về đâu mà đón. Ðã bỏ mẹ con mình rồi còn đón làm gì.
- Ðể con đón con năn nỉ cho ba về.
- Con làm lộn xộn ba con giận đánh con chết chớ về.
- Con năn nỉ mà đánh giống gì. Con biết chỗ ba làm, ngoài đường Catinat chớ đâu.
- Thôi, con đừng có làm lộn xộn, để thử coi chừng nào mới về mà.
Con Lý ăn chè rồi nó trở vô lấy ve nước lạnh rót ra ly mà uống.
Thằng Khoa học đã thuộc bài, nên nó xếp vở lại mà cất, rồi dắt em nó đi ra
dành đó.
- Con đi học về trưa quá. Con không ăn bánh đói bụng con chịu sao nổi.
- Không đói đâu. Sớm mơi má không cho tiền cũng được nữa.
Cô Ðào nghe con nói như vậy thì cô ứa nước mắt.
Khoa thấy má nó buồn thì nó suy nghĩ rồi hỏi:
- Sao ba đi đâu mất mấy tuần nay, ba không về nhà vậy má?
- Ối thôi! Còn ba bốn gì nữa mà hỏi.
- Con muốn ra sở con đón ba, đặng con biểu ba về quá.
- Thôi, không về đâu mà đón. Ðã bỏ mẹ con mình rồi còn đón làm gì.
- Ðể con đón con năn nỉ cho ba về.
- Con làm lộn xộn ba con giận đánh con chết chớ về.
- Con năn nỉ mà đánh giống gì. Con biết chỗ ba làm, ngoài đường Catinat chớ đâu.
- Thôi, con đừng có làm lộn xộn, để thử coi chừng nào mới về mà.
Con Lý ăn chè rồi nó trở vô lấy ve nước lạnh rót ra ly mà uống.
Thằng Khoa học đã thuộc bài, nên nó xếp vở lại mà cất, rồi dắt em nó đi ra ngoài đường mà chơi.
Bây giờ cô Ðào ngồi may có một mình với ngọn đèn. Cô đương suy nghĩ việc nhà, nỗi chồng bỏ, nỗi con thơ, nỗi may mướn không đủ tiền trả tiền phố. Thình lình cặp rằng (caporal- cai, ngưởi coi sóc một nhóm ngưởi lao động) Thới, là người ở một trong một căn phố phía bên kia, anh bước vô cửa, tay có ôm một gói đồ. Cô Ðào ngước lên ngó thấy, thì chào hỏi rồi mời khách ngồi.
Cặp rằn Thới ngồi cái ghế dựa vách, để cái gói trên bàn rồi hỏi:
- Lóng nầy cô có đồ may nhiều hôn cô Hai?
- Ðồ có cũng đủ may.
- Vậy mà tôi tưởng cô không có đồ may nên tôi mua lụa trắng đặng cô may cho tôi một bộ đây.
- Ðược. Mà gấp hôn?
- Không gấp gì. Cô muốn chừng nào tôi lấy cũng được, tự ý cô.
Cô Ðào nghe lời nói có hai ý nghĩa như vậy thì cô phiền lắm, nhưng vì phận nghèo khổ phải làm ngu đặng kiếm tiền nuôi con, nên cô bơ bơ mà đáp:
- Tôi mắc có đồ gấp một chút, nếu tôi lãnh đồ của anh thì chừng một tuần lễ tôi mới may rồi.
- Ðược.
- Ðâu, anh đưa hàng cho tôi coi.
Cặp rằn Thới lấy cái gói hồi nãy mà trao cho cô Ðào. Cô đem lại gần đèn mở ra mà coi. Cô bóp xấp lụa, lấy thước mà đo rồi nói:
- Anh mua dư. Có lẽ cắt bộ đồ rồi còn dư tới năm sáu tấc.
- Tôi không có vợ nên tôi không hiểu việc mua hàng lụa. Tôi mua nhầu, thà là dư, chớ nếu thiếu thì khó lắm. Cô cắt đi, nếu có dư bao nhiêu, tôi cho cô đặng cô may cho con nhỏ. Hàng đó tốt hôn cô?
- Không được tốt lắm, có hơi mỏng một chút.
- Tôi không hiểu. Bậy quá, phải tôi dè như vậy, tôi đưa tiền cậy cô đi mua giùm cho tôi xong hơn. Cô may một bộ đồ cô ăn bao nhiêu tiền công vậy?
- Anh cho tám cắc cũng như người ta.
- Cô ăn có tám cắc hay sao? Bộ đồ tôi bận trong năm ngoái, tôi mướn họ may họ ăn tôi tới một đồng, mà cô phải may cho chắc nghe hôn. Nếu cô may thưa thớt, sau nó sút chỉ tôi bắt đền cô a. Tôi không có đờn bà, làm sao nhíp vá cho được.
- Tôi may chắc lắm, không sút đâu. Sáng mai anh đưa một cái áo với một cái quần kiểu đặng tôi đo tôi cắt.
- Cô đo tôi đây được hôn? Ðo người có lẽ chắc hơn đo áo quần chớ.
- Tôi không quen đo như vậy, nên đo không được.
- Tưởng cô chịu đo như vậy thì tiện hơn. Cô không chịu, thôi để mai rồi tôi sẽ đưa đồ kiểu cho. Mấy tháng nay sao ít thấy thầy Hai vậy cô Hai?
Cô Ðào mở tủ áo phía trong mà cất gói hàng rồi cô lại chỗ ngồi may hồi nãy mà ngồi mặt buồn xo, không trả lời câu hỏi của anh cặp rằn hỏi.
Cặp rằn Thới chúm chím cười rồi hỏi nữa:
- Thầy không về nữa, vậy mà thầy có cho cô tiền đặng nuôi sắp nhỏ hay không?
- Mấy tháng trước thì có đưa mỗi tháng năm mười đồng đặng tôi trả tiền phố. Gần hai tháng nay biệt mất, không thèm bước chưn về đây nữa, nên có cho tiền gạo nữa đâu.
- Nếu vậy làm sao cô nuôi con?
- Tôi may mướn kiếm tiền đắp đổi cho qua ngày chớ biết làm sao.
- Cô may vậy mà đủ ăn hôn?
- Không đủ cũng phải ráng làm cho đủ.
- Khi nào cô có thiếu hụt, cô cho tôi hay, tôi sẽ giúp cho.
- Cám ơn anh. Tôi đâu dám.
- Anh em lối xóm mà ngại nỗi gì. Tôi không có vợ con, mỗi tháng lương tới ba mươi đồng, tôi xài có hết đâu. Nếu cô cho phép tôi giúp cô chút đỉnh mà nuôi cháu, thì tôi vui lòng lắm.
- Cám ơn anh, ai có phận nấy, giúp như vậy sao được.
- Tôi thấy phận cô, tôi thương quá.
- Xin anh đừng có nói như vậy, không nên. Phận tôi có chồng, có con, anh chẳng nên nói chơi.
- Tôi nói thiệt chớ. Có chi đâu mà không nên.
Cặp rằn Thới và nói và cười, mắt lại liếc ngó cô Ðào mà đưa tình. Cô lấy áo cầm lên mà may, không muốn nói chuyện nữa. Tuy vậy cặp rằn Thới không chịu về, cứ ngồi ngó cô rồi nói:
- Cô khác hơn người ta quá.
- Tôi cũng như thiên hạ, chớ khác giống gì.
- Chồng bỏ mà cô không phiền, không giận, như vậy đó không phải là khác hơn người ta hay sao?
- Tôi cũng biết giận vậy chớ. Có phải tôi bằng đá hay sao mà không biết giận.
- Cô biết giận, mà sao mấy tháng nay cô êm ru? Chồng mê vợ bé nó bỏ, ta phải làm sao, chớ nhịn thua như vậy sao chịu được.
- Người ta ở không phải thì thôi, làm rầy làm rà thiên hạ thêm chê cười chớ có ích gì. Tôi có con tôi lo làm mà nuôi con tôi; ai giỏi đi đâu thì đi, tôi không cần.
- Cô nói như vậy sao được. Việc gì cũng vậy, phải dứt một lần cho rồi đi chớ. Ta làm một trận cho kịch liệt, rồi rứt ra đặng lấy chồng khác có chỗ nương dựa mà nuôi con. Ở đất Sài Gòn nầy, đờn bà ở một mình, lại nuôi tới hai đứa con, có phải dễ gì đâu.
- Thôi, tôi chạy ngay. Lỡ có chồng một lần tôi đã thất kinh rồi, tôi không dám lấy chồng nữa đâu. Huống chi đờn bà may rủi gì cũng một lần mà thôi. Có lẽ nào chồng còn sờ sờ đó, lại đi lấy chồng khác.
- Chồng còn đó mà nó bỏ mình thì mình đi lấy chồng khác, có hại gì. Hễ ông ăn chả, thì bà ăn nem, dại gì mà nhịn thèm.
- Xin anh đừng có bày việc quấy.
- Ở đời thì phải hưởng cái thú của đời. Tôi thấy có nhiều người sang trọng hết sức, chồng họ không ăn chả, mà họ lại ăn nem hoài, có ai nói họ làm quấy đâu.
- Họ làm sao họ làm, phân bì với họ làm chi. Phận tôi nghèo, dầu chồng tôi hết thương, nó bỏ dứt tôi đi nữa, tôi cũng cứ lo nuôi con, tôi không thể làm quấy.
- Cô ở theo đời xưa quá!... Thầy Hai ở với cô như vầy, mà cô còn tính thủ tiết với thầy chớ. Cô biết thầy mê con nào hay không?
- Thầy có nói đâu mà biết.
- Thầy nhè thầy mê "con Hai Cần Giuộc" mới ghê chớ! Con đó nó giết anh hùng không biết bao nhiêu rồi. Nó xài phí như trời. Thầy ăn lương bao nhiêu mà thầy dám cặp với nó không biết. Cô biết con Hai Cần Giuộc hôn?
- Tôi có đi đâu mà biết.
- Nó đẹp lắm, lại nhỏ tuổi hơn thầy bộn. Cô muốn biết, cô lên nhà thì cô gặp, có khó gì. Thầy dọn phố ở với nó, phía sau chợ Tân Ðịnh chớ đâu. Hôm trước tôi thấy thầy ở trong nhà đi ra với nó. Ở đường Faucault, số nhà 415, phố đó chắc cho mướn trên hai chục một tháng, chớ không ít đâu.
- Ở đâu thì ở, tôi không cần biết làm chi.
- Cô nói xuôi xị như vậy sao được. Cô ở phố đường hẻm, mỗi tháng có sáu đồng, lại phải ngồi may tối ngày đặng lấy tiền nuôi con. Còn con vợ bé của thầy ở phố trên hai chục, lại thoa son dồi phấn, đánh áo đánh quần thả đi chơi. Thầy đãi cô như vậy, thiệt là kỳ quá. Tôi là người dưng, mà tôi thấy trái đời tôi phát ghét. Tôi như cô tôi phá cho tan hoang hết thảy. Thầy dám giết cô hay sao mà cô sợ.
- Không phải sợ. Ðương hồi mê thì để cho thầy mê, nói làm chi. Giỏi nhứt chừng ít tháng thầy bỏ nghề, rồi thầy cũng trở về đây chớ gì.
- Thiệt tôi không hiểu lòng dạ của cô nổi. Thế khi cô là Phật Bà hay sao, nên mới từ bi quá như vậy chớ.
- Ở đời, nếu mình biết xét, thì mình không nên hờn giận chi hết, cần gì phải Phật mới không biết giận.
Thằng Khoa với con Lý đi chơi về. Chúng nó thấy cặp rằn Thới ngồi nói chuyện, thì chúng nó ngồi bên ván cứ ngó anh cặp rằn trân trân, làm cho anh khó chịu, nên cáo từ mà về, hứa sáng mai sẽ đưa đồ kiểu.
Hai đứa nhỏ ngồi chơi một lát rồi dắt nhau vô buồng ngủ.
Cô Ðào đóng cửa lại cho kín đáo, rồi ngồi may nữa. Một mình với một cái đèn, cô ngồi chăm chỉ may hoài, coi bộ không biết mõi. Tuy vậy mà cô may một hồi lâu rồi cô suy nghĩ thế nào không hiểu, chỉ thấy cô chảy nước mắt, cô phải lấy vạt áo mà lau. Cô bưng đèn vô buồng mà rọi hai đứa con, thấy chúng nó nằm ngủ phê phê, hơi thở khỏe, miệng như cười thì cô bớt buồn, nên trở ra may nữa, may cho đến chừng đồng hồ đằng tiệm ở đầu đường hẻm gõ hai giờ, rồi cô mới chịu dẹp đồ, tắt đèn đi ngủ.

*
Một buổi sớm mơi, thằng Khoa ôm sách vở đi học được một lát thì cô Ðào mở bét cửa lớn, cửa sổ hết thảy ra, rồi lấy chổi mà quét nhà, quét ngoài quét trong, đâu đó đều sạch sẽ.
Con Lý rửa mặt rồi, má nó mới đưa cho nó một cái quần vải đen với một cái áo vải trắng có bông xanh mà biểu nó thay, lại lấy lược chải tóc cho xuôi. Con nhỏ tuy mặc đồ vải bô, song nhờ nước da trắng, gương mặt tròn, tóc hớt bôm bê nên coi rất ngộ nghĩnh.
Thay đồ rồi nó xin phép ra đường hẻm mà chơi. Cô Ðào gặc đầu và dặn: "Ở trong đường hẻm mà chơi, chớ đừng có ra lộ, nghe hôn con. Xe cộ lung lắm".
Cách chừng nửa giờ đồng hồ, con Lý chạy về kêu mà nói: "Má, có ai hỏi ba đây nè, má".
Cô Ðào đương ngồi đo hàng, sửa soạn cắt áo, cô nghe con kêu, cô ngước mặt ngó ra cửa, thì thấy có một người đờn ông, đầu đội nón trắng, mình mặc một bộ đồ Tây bằng kaki vàng, đứng ngoài dòm vô nhà. Người ấy thấy cô, thì cười và bước vô và kêu: "Chị Hai!" Cô Ðào ngó sửng rồi la lớn: "Ủa! Em! Dữ ác hôn, đi đâu mà biệt tích mười mấy năm nay, chị trông đợi hết sức không thấy trở về, chị tưởng em đã chết rồi chớ". Cô và nói và buông cây thước, bước chưn xuống đất, nước mắt rưng rưng.
Người nầy là Lân, em ruột của cô Ðào vì trong dòng chị em đứng về thứ ba, nên từ khi lớn rồi thì xưng là Ba Lân.
Ba Lân nghe chị nói thì cười, để cái nón trên bàn rồi kéo ghế mà ngồi và đáp: "Em chưa chết đâu chị... Phải, em ra đi đến năm nay là chẳn mười hai năm".
Cô Ðào bước lại dọn dẹp đồ trên bàn và nói giọng rất buồn thảm:
- Em đi biệt mất, ở nhà má nhớ em, má buồn rầu hoài rồi má chết má cũng không thấy em!
- Em hay rồi. Em đi được năm năm rồi má mất.
- Sao em hay?
- Em về ở dưới Mồng Gà mấy bữa rày, thím Cai tuần Tam thuật các việc ở nhà cho em nghe, không sót chỗ nào hết. Em có đi viếng mả của má nữa. Chị để má nằm gần cha thì tiện lắm.
Cô Ðào nghe nói vậy thì bước lại ngay ván mà ngồi ngay mặt em đặng nói chuyện cho dễ. Mà cô chưa kịp nói, thì có một người chà và (Java – chỉ người Ấn độ ở Việt Nam) bước vô, không lột nón, không chào người trong nhà, lại nói nghinh ngang rằng: "Ê! Ðóng tiền phố. Tháng trước còn thiếu một đồng. Bây giờ phải đóng bảy đồng. Ðóng đủ, không được thiếu nữa".
Cô Ðào móc túi lấy ra một đồng bạc giấy với một mớ bạc cắc. Cô đếm bạc cắc được hai đồng hai. Cô lấy hai cắc mà bỏ lại vô túi rồi đưa đồng bạc giấy với hai đồng bạc cắc cho người chà và mà nói:
- Bữa nay tôi chưa có đủ tiền. Anh làm ơn lấy ba đồng đây, cũng như tôi trả một đồng thiếu tháng trước, và tôi trả tháng nầy được hai đồng. Còn thiếu bốn đồng nữa, xin anh huỡn cho tôi chừng một tuần lễ, đợi họ lấy áo rồi tôi có tiền tôi trả cho anh.
- Không được. Phải trả đủ. Không cho thiếu nữa.
- Tội nghiệp mà, anh. Chớ chi tôi có đủ tiền thì tôi trả cho anh, để thiếu làm gì.
- Tháng nào chị cũng thiếu hoài. Thôi, dọn đi chỗ khác mà ở, không cho ở đây nữa. Mai chị phải dọn đi. Nếu chị không dọn, Trưởng tòa lại đuổi, chị phải chịu sở phí nữa, biết hôn?
Con Lý nghe người chà và nói lớn tiếng, lại thấy huynh tay, thì nó sợ, nên lật đật lại đứng một bên má nó.
Ba Lân mở nút áo, móc túi trong mà lấy ra một cái bóp thiệt lớn và óc nóc (phình ra như cá nóc) rồi hỏi người chà và:
- Còn thiếu bao nhiêu nữa mà ào ào dữ vậy?
- Bốn đồng nữa.
- Dữ hôn! Ðưa biên lai đây.
Ba Lân lấy bốn đồng bạc mà đưa cho người chà và rồi lấy biên lai trao lại cho chị. Người chà và lấy tiền rồi thì đi, không thèm chào ai hết.
Ba Lân ngó chị mà nói: "Chị ngồi đặng em hỏi thăm một chút".
Cô Ðào ngồi lại trên ván, con Lý theo ngồi một bên.
Ba Lân hỏi:
- Chị nghèo lắm hay sao? Vậy mà em về dưới họ nói ảnh làm việc ăn lương lớn lắm.
- Ăn lương lớn thiệt chớ, một tháng tới tám mươi chớ phải ít ỏi gì.
- Vậy mà sao chị nghèo, ở phố có mấy đồng bạc một tháng mà trả không nổi?
- Việc nhà của chị buồn lắm, em ơi! Cha sắp nhỏ mê vợ bé, nó bỏ mẹ con chị mấy tháng nay bơ vơ, nó có cho bạc tiền gì nữa đâu. Chị phải may mướn kiếm tiền mà nuôi con, bởi vậy nên thiếu trước hụt sau, cực khổ hết sức.
Cô Ðào nói tới đó rồi khóc.
Ba Lân hỏi nữa:
- Phải anh Hai là thầy giáo Bính, hồi trước dạy tại trường Cần Giuộc đó hay không?
- Phải a. Mà hồi cưới chị đó thì đã đổi xuống trường chợ Trạm rồi. Sao em biết?
- Em nghe thím Cai tuần nói. Em nhớ ngày em đi đó, em đón chị tại mả cha. Chị em ngồi nói chuyện tới sáng rồi dắt nhau đi lên chợ. Ði ngang trường học, thầy giáo Bính kêu chị mà mua bánh đó chớ ai.
- Phải. Em nhớ giỏi quá.
- Em không quên việc gì hết. Chị cùng ảnh mười mấy năm nay sinh được mấy đứa con?
- Có hai đứa. Con nhỏ nầy, với thằng lớn, năm nay mười tuổi, nó đi học chưa về.
- Con cháu nhỏ đây được mấy tuổi?
- Nó mới bảy tuổi.
- Nó giống chị quá. Từ ngày em đi rồi, công việc ở nhà ra sao, đâu chị thuật hết cho em nghe thử coi. Thím cai tuần có nói, mà thím nói sơ lược, nên nghe không rõ.
- Em đi rồi, má cứ theo nhắc em hoài. Má nói em đi thi sao không thấy về. Chị phải lén mà nói thiệt cho má hiểu và khuyên má đừng buồn. Tuy vậy mà má nhớ em, má lo không biết em đi ra có no ấm hay không, nên má buồn dữ lắm. Còn cậu Hương trưởng, cậu không thấy em về thì cậu cứ theo cằn nhằn má hoài. Cậu nói chớ chi má nghe lời cậu để cho em ở đợ thì xong quá, tại má bày cho em đi học, nên em mới theo du côn đi hoang đàng như vậy.
- Phải, ở đợ cho cậu lấy tiền mới là tử tế; còn gỡ cái ách khắc bạc của cậu mà quăng đi, rồi xuất thân kiếm thế làm ăn thì là hoang đàng, thì là du côn. Em tiếc ngày nay em về, má không còn đặng em trả thảo cho má, mà cậu cũng không còn đặng cho cậu thấy em không phải là du côn... Còn tại sao chị làm bạn với anh hai? Em coi ảnh lớn tuổi hơn chị bộn mà.
- Phải, anh Hai em lớn hơn chị tới mười tuổi. Anh Hai em muốn chị đã lâu rồi, hồi còn dạy trên Cần Giuộc hễ gặp chị đi bán bánh thì cứ theo chọc ghẹo chị hoài. Em đi được ít tháng, kế thầy đổi xuống chợ Trạm. Thầy biết ý cậu ưa rượu, nên mua rượu đem lên mà dụ cậu gả chị cho thầy. Chị biết thầy đã có một đời vợ rồi, lại thầy ham chơi bời mèo chó bài bạc lắm, nên chị không ưng. Cậu mê rượu, nhứt là mê năm mươi đồng bạc của thầy đem lên xin làm lễ cưới, bởi vậy cậu ép mà gả bướng.
- Ủa! Ép sao được. Cậu có quyền gì mà ép? Vậy chớ má không chống cự hay sao?
- Má buồn về nỗi em, nên má xuôi xị, má có nói gì đâu. Chị có than phiền với má, thì má nói má muốn cho chị thoát khỏi cái nhà đó cho rồi. Má như vậy, mà chị chống cự giống gì cho được, bởi vậy chị đành để cậu bán chị cậu ăn.
- Nếu vậy thì trong mười hai năm nay thân chị khổ lắm?
- Tuy vậy mà không khổ. Nói cho phải, tuy anh Hai em ưa chơi bời, song cưới chị về thì ăn ở với chị cũng tử tế. Ðến năm đẻ con Lý đây, má đau thầy lo chạy thuốc hết lòng, chừng má mất thầy lo chôn cất tử tế; tốn hao của thầy bộn, mà thầy không phiền hà. Má mất mấy ngày kế có giấy quan trên bãi chức thầy. May có cho thầy lãnh tiền cứu giúp được ba tháng lương, thầy mới tuốt lên Sài Gòn kiếm việc mà làm. Kiếm được chỗ làm, ăn lương được năm mươi thầy mới về rước mẹ con chị lên mướn phố mà ở. Ở Sài Gòn bảy năm nay chị tiện tặn, nên tuy không dư dả, song đắp đổi cũng đủ ăn. Thầy làm việc tử tế, ông chủ thương, nên cho thầy ăn lương lên lần lần, năm nay thầy ăn tới tám mươi.
- Ảnh làm sở nào.
- Làm hãng rượu ngoài đường Catinat. Lãnh phần đi đòi tiền, bởi vậy mỗi ngày cứ ôm toa cỡi xe máy đi hoài, ít ở tại hãng. Vợ chồng chị lên trên nầy đâu được chừng một năm kế cậu Hương trưởng mất. Em biết cậu chết về bịnh gì hay không?
- Em có nghe nói rồi. Cậu đi ăn giỗ, cậu uống rượu say mèm, ban đêm về cậu té xỉu nằm dựa bờ nhiễm gió mà chết.
- Phải. Thiệt như vậy, song cậu chết được chục tháng rồi chị mới hay.
- Theo lời chị nói hồi nãy, thì anh Hai ăn ở với chị mười mấy năm nay cũng là tử tế quá, có con trai con gái đủ hết, bây giờ đã trọng tuổi rồi, sao lại sanh sứa cưới vợ bé mà bỏ chị?
- Ðờn ông đến hồi quỷ giục, biết đâu mà ngăn ngừa. Thầy có tánh ưa chơi bời. Lên Sài Gòn mấy năm nay, thầy quen tánh cũ, nên cũng chơi bời chút đỉnh. Chị thấy thầy đi làm cực khổ, nên chị để cho thầy thong thả mà chơi với đàn em. Tuy là chơi, song mấy năm nay cũng lo cho vợ con. Cách năm sáu tháng trước, thầy gặp "con Hai Cần Giuộc" rồi thầy mê mết, thầy mới bỏ vợ con hết.
- "Con Hai Cần Giuộc" là con gì?
- Chị có biết đâu. Chị nghe người ta nói vậy, thì hay vậy, chớ chị có thấy mặt nó đâu mà biết.
- Té ra năm sáu tháng nay ảnh không có về đây nữa hay sao?
- Có. Mấy tháng trước thì mười lăm hoặc hai mươi ngày có về thăm một lần. Mỗi tháng có cho mẹ con chị năm mười đồng. Gần hai tháng nay không về nữa, mà cũng không cho tiền bạc chi hết.
- Nếu vậy thì ảnh bỏ dứt rồi chớ gì. Chị phải lo phận chị, chớ ở như vầy sao được.
Cô Ðào ngồi lặng thinh một hồi rồi hỏi em:
- Còn phận em đi mấy năm nay em ở đâu? Có vợ con hay chưa?
- Em ở nhiều chỗ lắm. Mắc lo làm ăn bù đầu, có giờ đâu mà tính tới việc vợ con.
- Dầu có lo làm ăn đi nữa, lâu lâu cũng phải về thăm bà con một lần, chớ sao lại đi biệt.
- Ngày em ra đi, em có vái linh hồn cha phò hộ em làm ăn cho khá. Em tự quyết chừng nào em làm giàu rồi em sẽ trở về rước má với chị đến chung hưởng sung sướng với em. Chưa làm giàu thì em về sao được.
- Nếu vậy thì ngày nay em trở về đây, chắc em đã giàu rồi?
Em không dám khoe giàu, nhưng bây giờ em đủ sức nuôi má với chị trọn đời, nên em mới về đây. Chẳng dè về rước má, má đã mất rồi, thiệt tức quá.

Ba Lân nói tới đó thì đau đớn trong lòng, nên chảy nước mắt. Cô Ðào thấy vậy cô động lòng nên cô cũng khóc.
Ba Lân thở ra mà nói:
- Mười mấy năm nay hết sức lo làm cho có tiền. Chừng có tiền rồi, kẻ chết mất, người xiêu lạc, vậy thì có tiền có ích gì đâu!
- Bây giờ em ở đâu?
- Em ở trên Lèo.
- Dữ hôn! Lên ở chi tới trển[1] lận!
- Thì đi làm ăn, chỗ nào làm ăn được thì mình ở, chớ phải đi chơi sao mà mình lựa.
- Té ra ngày em đi đó, thì em đi thẳng lên Lèo mà ở cho tới bây giờ hay sao?
- Không. Em mới lên ở trên Lèo sáu bảy năm nay. Ngày em từ giã chị tại chợ Cần Giuộc mà đi, thì em lên Sài Gòn. Ở đó mấy bữa em coi thế khó kiếm công việc làm, em mới thả xuống Mỹ Tho.
- Chị nhớ em có mấy cắc bạc, làm sao mà em đi xa như vậy được.
- Có người ta cho em mượn tiền. Xuống Mỹ Tho thấy có một chiếc tàu đi Nam Vang đậu, em mới xuống đứng lại cầu tàu coi chơi. Ông Cò tàu thấy em thì hỏi em chịu theo tàu mà làm bồi hay không, ăn cơm dưới tàu, mỗi tháng ổng cho em ăn lương sáu đồng. Em mừng quá, nên chịu liền. Em theo tàu cứ lên Nam Vang rồi trở xuống Sài Gòn. Em biết tiếng Tây nên ở được ít lâu ông Cò tàu thương em lắm. Em mới xin phép ổng mua chút đỉnh đồ Sài Gòn chở lên Nam Vang và mua đồ Nam Vang chở xuống Sài Gòn mà bán. Em làm như vậy té lời quá khá, bởi vì đồ em chở khỏi tốn tiền tàu.
- Mua bán như vậy không khá sao được.
- Em làm bồi dưới tàu được ba năm, kế ông Cò tàu về Tây. Ông Cò khác đổi lại thế, ổng không cho em chở hàng nữa. Em phiền lắm em xin thôi. Lúc ấy em có được vài trăm đồng bạc vốn, em mướn phố lập tiệm tại Nam Vang mà bán rượu lẻ. Chớ chi em có vốn nhiều, em mua khô, mua bắp chở xuống Sài Gòn. Chợ Lớn mà bán chắc là khá lắm. Vì vốn ít nên phải bán rượu Xứ, thổ dân cứ uống rượu trắng chớ ít ưa rượu Tây, bởi vậy em buôn bán không khá tính dẹp tiệm đặng đi chỗ khác làm ăn. May lúc đó có một ông Sứ sửa soạn đổi lên Lèo. Ổng quen với chủ em hồi trước, hay xuống tàu hoặc uống rượu hoặc ăn cơm chơi, nên ổng biết em. Ổng gặp em, ổng nói chuyện ổng hay em buôn bán không khá, ổng mới khuyên em đi theo ổng lên Lèo rồi ổng giúp đỡ cho em làm ăn. Em đương tính dẹp tiệm, nên nghe như vậy thì em chịu liền. Em sang tiệm cho họ, em lấy có một trăm đồng bạc, rồi em theo ông Sứ mà đi lên Lèo ở cho tới bây giờ đây.
- Ở trển bây giờ em làm việc gì?
- Việc gì em cũng làm hết thảy, bán nhà hàng, nuôi bò, trồng vanille, làm không hở tay.
- À, nãy giờ quên hỏi: sao em biết chị ở đây, nên lại đây mà kiếm?
- Ở dưới chợ Trạm, Cần Giuộc, có nhiều người biết chỗ anh Hai ở; họ chỉ chừng cho em, nên em mới biết chớ.
- Phải, thẩy gặp mấy người quen, thẩy hay mời về nhà chơi, nên họ biết. Em về dưới Mồng Gà em ở bao lâu rồi, mà em hỏi thăm nên biết hết công chuyện của nhà vậy?
- Em về ở dưới gần mười bữa rày. Em có kêu thợ mà đặt cho họ làm mả cha với má. Em đặt mả đá xanh. Họ có làm tờ giao kèo với em chắc chắn, hứa qua sang năm, đến ngày thanh minh, họ sẽ trở lại mà dựng.
- Cha chả! Em có đặt làm mả nữa? Em đặt bao nhiêu tiền.
- Hai cái một ngàn hai.
- Dữ hôn!
- Vì ở xa nên em cho lãnh trước tám trăm, có người bảo kiết chắc chắn. Chừng khép xong rồi, em về em sẽ chồng thêm bốn trăm nữa cho đủ số.
Cô Ðào ngẩn ngơ, không dè em có tiền đến dám làm mả bạc ngàn cho cha mẹ.
Ba Lân thấy bộ chị, thì hiểu ý, nên nói:
- Khi ra đi em có vái linh hồn cha phò hộ em làm ăn cho khá. Nay em khá rồi, em phải lo trả thảo cho cha mẹ chớ sao.
- Em ở như vậy thì phải lắm. Chắc cha với má phò hộ cho em làm ăn khá hơn nữa. Năm nay em đã gần ba mươi tuổi, lại em cũng làm ăn khá rồi, sao em không tính cưới vợ như người ta?
- Em về đây, em cũng có ý đó.
- Em muốn cưới vợ dưới nầy hay sao?
- Vậy chớ ở trển Annam có ít quá, vợ đâu mà cưới! Không lẽ chị muốn cho em cưới vợ Lèo.
- Dưới mình bây giờ coi có con ai? ...Chị lên ở trên nầy đã bảy năm rồi, nên bây giờ có biết ai có con mà xứng với em đâu.
Cô Ðào suy nghĩ.
Ba Lân ngồi châu mày lặng thinh một lát rồi nói:
- Em nói thiệt với chị, hồi nhỏ em có tình với cô Thinh, là con của Ban Liềm ở chợ Cần Giuộc. Trước khi ra đi, em có thề nguyền với cô chừng em làm ăn khá em sẽ trở về cưới cô. Cô cũng nguyện ở nhà chờ em. Bữa em đi, cô có cho em ba đồng bạc với một chiếc đồng. Nhờ tiền ấy em mới xuống Mỹ Tho được. Nay em về, em tính cưới cô, rồi rước hết má, chị và cô lên Lèo ở với em. Chẳng dè về Cần Giuộc thì cô không có ở đó nữa. Em hỏi thăm thì họ nói hồi cô mới lớn lên cha mẹ ép gả cô cho chệc. Cô không chịu cô bỏ nhà ra đi, từ hồi đó tới giờ cô không có về, có lẽ cô ở đâu trên Sài Gòn đây. Em đặt mả cho cha mẹ rồi, em tuốt lên đây kiếm chị mà cũng kiếm cô Thinh nữa. Chị biết cổ hôn?
- Con Ban Liềm thì chị biết. Mấy năm chị bán bánh, chị thấy nó hoài. Con nhỏ tròn trịa ngộ lắm.
- Từ ngày chị lên ở trên nầy chị có gặp cổ hay không?
- Không có gặp. Sợ nó có chồng rồi xiêu lạc xứ khác chớ.
- Có người nói năm ngoái có gặp cổ ở tại Sài Gòn đây, cổ ăn mặc đứng đắn lắm, song không biết nhà cổ ở đâu.
- Không hiểu. Mà bây giờ nó đã lớn rồi, dầu chị có gặp, sợ chị cũng không nhớ.
Con Lý thấy thằng Khoa đi học về thì lật đật chạy ra cửa mừng anh. Thằng Khoa bước vô, thấy Ba Lân không biết là ai, nên đứng khựng lại mà ngó. Cô Ðào nói: "Cậu ba của con đó. Xá cậu ba đi."
Thằng Khoa lột nón mà xá, rồi đi vô trong cất sách vở.
Ba Lân kêu hết hai đứa nhỏ lại, cho mỗi đứa hai cắt bạc, rồi biểu chúng nó đi mua bánh mà ăn. Hai đứa nhỏ lấy tiền rồi xá mà đi.
Cô Ðào nói:
- Ðã mười giờ rồi, thôi em ở nhà chơi, để chị đi chợ mua đồ về nấu cơm cho em ăn.
- Xin chị đừng lo. Em không ăn cơm đâu. Em phải đi gấp.
- Lên đây thì em ở đây mà nghỉ, chớ em đi đâu?
- Em có mướn phòng ở ngoài khách sạn. Ðồ đạc của em nhiều, lại em còn phải đi nhiều chỗ, nên ở ngoài cho thông thả. Công việc làm ăn của em ở trên Lèo bề bộn lắm. Em vắng mặt lâu không tiện. Bây giờ em phải đi kiếm cô Thinh cho gấp. Hễ kiếm được cổ rồi thì em trở lên Lèo liền. Em sợ không có giờ rảnh vô nói chuyện dài với chị nữa. Vậy em xin hỏi rút chị một điều nầy: chị có chồng, mà bây giờ chồng chị bỏ chị rồi, vậy chị chịu đi theo em lên Lèo mà ở với em hay không? Em hứa sẽ nuôi chị trọn đời, nuôi cách sung sướng, chớ không phải mỗi ngày thí hai bữa cơm mà gọi rằng nuôi đâu.
- Ði với em rồi sắp nhỏ làm sao?
- Thì chị đem chúng nó đi theo, em nuôi luôn hết thảy.
Cô Ðào ngồi suy nghĩ.
Ba Lân hỏi:
- Thân chị bây giờ bơ vơ khổ quá. Sao chị còn dục dặc không chịu theo em?
- Bề nào cha con nó cũng thương nhau. Nếu dắt sắp nhỏ đi xa, nó nhớ cha nó tội nghiệp.
- Trời ơi! Vậy chớ ảnh bỏ con ảnh mấy tháng nay, ảnh có nhớ chúng nó hay không, mà chị sợ chúng nó nhớ ảnh? Chồng đã phụ bạc, theo vợ bé bỏ mẹ con bơ vơ, mà chị còn thương nữa chớ!
- Vợ chồng ăn ở với nhau đã mười hai năm rồi, có tới hai mặt con, không thương sao được.
- Ảnh đã bỏ chị, thì chị bỏ ảnh, có lỗi gì đâu.
- Hồi má đau, cha sắp nhỏ lo thuốc men, chừng má mất cũng một tay lo chôn cất. Cái ơn ấy chị không thể nào quên được. Dầu bây giờ có phụ bạc chị đến chừng nào đi nữa, chị cũng không nỡ đổi lòng.
Ba Lân lắc đầu thở ra rồi hỏi:
- Chị nói anh Hai theo ở với vợ bé, mà chị biết ở chỗ nào hay không?
- Nghe họ nói ở phía sau chợ Tân Ðịnh, mướn phố ở đường Faucault, số nhà bốn trăm mười lăm. Họ nói như vậy thì chị hay vậy, chớ chị có đến đó làm chi mà biết.
- Vì chị còn thương ảnh quá, nên em không nỡ ép chị bỏ ảnh. Vậy em sẽ ráng sức gỡ rối cho chị rồi em sẽ trở lên Lèo.
Ba Lân đứng dậy, móc bóp phơi ra, đếm đưa cho chị một trăm đồng bạc và nói rằng: "Xin chị lấy lần chút đỉnh tiền đây đặng may áo quần cho chị với sắp nhỏ bận cho lành lẽ. Thế nào trước khi em đi lên Lèo, em cũng trở vô đây mà từ giã chị. Vậy chị hãy suy nghĩ lại cho kỹ lưỡng coi có nên đi theo em hay không. Như chị bằng lòng đi, thì chị sửa soạn cho sẵn, rồi chừng em trở vô em dắt chị đi."Cô Ðào cầm một trăm đồng bạc trong tay, cô rưng rưng nước mắt, không nói được. Trong lòng cô bối rối quá, nên Ba Lân cáo từ mà đi, cô không cầm em, mà cũng quên hỏi em ngủ ở khách sạn nào.

* * *
Trưa cô Ðào đương ngồi ăn cơm với hai con. Tuy bây giờ cô có tiền, khỏi lo thiếu hụt nữa; tuy bây giờ cô chắc ý có chỗ sẵn cho mẹ con cô nương dựa, khỏi lo bơ vơ vất vả nữa, nhưng mà chị em cách biệt nhau mười mấy năm cô không còn trông đợi, thình lình em cô về kiếm cô, lại nói đã giàu rồi, bởi vậy cô ngẩn ngơ trong lòng, rồi lững đững lờ đờ, đã quên buồn nỗi chồng bỏ, mà cũng không biết vui sự gặp em.
Ngồi ăn cơm cô không nói tiếng chi hết, duy có hai đứa nhỏ nói chuyện với nhau tía lia.
Thằng Khoa muốn ghẹo cho má nó nói chuyện nên nó hỏi:
- Cậu Ba hồi nãy đó có bà con với mình hay không má?
- Em ruột của má đó, cũng như con Lý với con vậy.
- Em ruột của má mà sao từ hồi nào đến giờ không đến nhà mình?
- Cậu của con ở xa lắm, từ hồi đẻ con cho tới bây giờ mới về đó.
- Cậu Ba ở đâu lận má?
- Ở trên Lèo.
- À! Con biết, Lèo là Laos đó; con học địa dư nên con biết. Hồi nãy cậu Ba cho con với con Lý mỗi đứa hai cắc. Con với con Lý ăn hết hai đồng xu xôi, hai đồng xu cà rem. Bây giờ con còn một cắc sáu, còn con Lý còn nguyên hai cắc. Ðể con gởi cho má cất giùm rồi thủng thẳng má phải lại cho con ăn bánh, nghe hôn má? Lý đứa hai cắc của em cho má cất đi. Em lộn trong lưng rớt mất đa.
Hai đứa nhỏ đưa tiền ra. Cô Ðào lấy bỏ vô túi, mà cô cũng không nói chi hết.
Ăn cơm rồi, cô Ðào bưng chén dĩa vô phía sau mà rửa. Hai đứa nhỏ ở phía trước mà chơi.
Thầy Bính tay dắt xe máy thủng thẳng đi vô đường hẻm, trên ống tube (đòn ngang thân xe đạp đàn ông) xe có gắng một cái cặp da đựng giấy tờ óc nóc. Hai đứa nhỏ vừa thấy cha thì chạy túa ra mà mừng, thằng Khoa vịn xe, còn con Lý nắm áo. Thầy Bính trợn mắt nạt rằng: "Dang ra coi nào! Làm giống gì vậy? Nắm lấm áo ta còn gì!"
Hai đứa nhỏ sợ dang ra.
Thiệt thầy Bính mặc một bộ đồ Tây trắng giặt ủi láng cón thẳng băng. Thầy mang một đôi giày trắng cẩn da đen, có thắt một cái cravate xanh thêu bông đỏ, đầu đội nón trắng, mắt mang kiếng đen, bởi vậy tuy thầy đã trên bốn mươi tuổi rồi, mà cách ăn mặc cũng như trai mới lớn lên. Thầy dựng cái xe máy dựa cửa rồi bước vô nhà, nón cứ đội trên đầu chớ không chịu lột.
Thằng Khoa đi theo hỏi: "Ba đi đâu lâu quá, ba không về nhà vậy ba? Con muốn đi đón ba mà má không cho".
Thầy nạt rằng: "Ê! Ðừng nhiều chuyện nà! Ðón làm gì?"
Thằng Khoa thấy cha giận, nó hết dám nói chuyện nữa.
Con Lý chạy vô trong kêu: "Má, má có ba về đây má."
Một lát, cô Ðào rửa chén rồi, cô bước ra thấy chồng ngồi day mặt ngó ra đường hẻm, cái nón với cái kiếng còn cầm trong tay, thì cô cười và hỏi: "Dữ hôn! Bữa nay sao lại về đây? Tôi tưởng mình không về nữa chớ!"
Thầy Bính day vô hỏi lại:
- Không muốn cho tôi về nhà nầy nữa hay sao?
- Về hay là không về cũng tại ý mình, chớ phải tôi muốn mà được đâu.
- Hễ đút đầu về nhà thì nghe cái giọng dễ ghét quá.
- Tôi cũng biết như vậy, bởi tôi dễ ghét, nên mình không về nhà nữa. Mà phận tôi mình ghét đã đành, còn hai đứa nhỏ, là con của mình, nó có làm cực lòng mình về chỗ nào đâu, sao mình cũng ghét mà bỏ nó?
Thầy Bính ngồi lặng thinh.
Cô Ðào bước lại đầu ván mà ngồi rồi nói nữa:
- Mình muốn làm giống gì mình làm, song mình cũng nghĩ lại mà thương hai đứa nhỏ chớ. Mình tệ chi lắm vậy, gần hai tháng nay mình không cho được một đồng xu nhỏ, tôi biết làm sao mà nuôi con cho nổi.
- Hễ thấy mặt thì cứ hỏi tiền. Biết có bấy nhiêu đó!
- Có tiền mẹ con tôi mới sống, không hỏi sao được. Lớp trả tiền nhà, lớp mua gạo, nước mắm, dầu lửa; phận tôi là đờn bà, tôi làm sao mà lo một mình cho kham. Mấy tháng nay tôi ngồi may tối ngày sáng đêm mà cũng không đủ tiền nuôi con. Thiếu tiền phố, chà và nó mắng nhiếc mà xấu hổ hết sức.
Cô Ðào nhắc những nỗi khổ, thì cô uất ức, nên cô khóc.
Thầy Bính châu mày xụ mặt, thầy chống tay lên bàn mà ngó ra cửa, không câu mâu nữa.
Cô Ðào và khóc và nói tiếp: "Mình ăn lương một tháng tới tám mươi đồng bạc. Chớ chi mẹ con tôi chừng mười lăm đồng, đặng tôi trả tiền phố sáu đồng, còn chín đồng tôi mua gạo với thịt cá cho sắp nhỏ ăn, thì tôi đâu dám phiền mình. Tại mình bạch tuột, không cho đồng nào hết, biểu tôi đừng nói sao được. Tôi thấy con thiệt tôi đứt ruột, quần áo rách rã, không tiền mua vải cho nó bận. Có bữa thằng Khoa nhịn đói mà đi học, không có một đồng xu mà cho nó ăn bánh, khổ không biết chừng nào. Mình có ở nhà đâu mà thấy những chuyện ấy".
Thầy Bính đứng dậy rồi đi vô đi ra, sắc mặt coi buồn bực lắm.
Vợ thấy vậy không muốn nói nữa, cứ ngồi khóc rấm rứt. Còn hai đứa nhỏ thì trong mắt ngó theo cha, cha đi đâu ngó theo đó, chớ cũng không dám nói một tiếng.
Thầy Bính vô nhà sau đứng chần ngần một hồi, rồi trở ra đội nón lên, lấy kiếng nhét vô túi và dắt xe máy ra đi.
Mấy mẹ con cô Ðào ngó theo, buồn thảm hết sức.

(Còn tiếp theo phần III)
Về Đầu Trang Go down
 
Truyện dài : LỜI THỀ TRƯỚC MIỄU - Hồ Biểu Chánh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NGỌN ĐÈN TRƯỚC GIÓ - Truyện ngắn LỢI TRÂN
» Phút chạnh lòng
» Trái với điều hồ hởi trước đây[Trích từ 1 bản tin]
» TẤT CẢ BẢN NHẠC VIẾT VỀ SÀI GÒN TRƯỚC VÀ SAU 1975
» CHANH, MẬT ONG - Làm giảm mệt mỏi, trị cảm và viêm họng trong mùa lạnh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CHÂN TRỜI TÍM :: VĂN :: Truyện dài-
Chuyển đến