CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CHÂN TRỜI TÍM

Diễn ĐÀN Thơ Văn
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  PublicationsPublications  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Giọt buồn /THO ChinhNguyen/H.N.T.
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Yesterday at 7:15 am

» VINH BIET ANH SONG AN CHAU, Manager Blog CTT
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 28, 2024 8:29 am

» TIN BUON
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Jan 26, 2024 4:06 pm

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Jan 01, 2024 2:05 am

» Mừng Xuân Quí Mão 2023
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Feb 05, 2023 10:16 pm

» LA THU NGO/CN-HNT
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Nov 05, 2022 8:00 pm

» Đời như chiếc lá thu phai
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby Lêkhoacử Mon Jan 27, 2020 8:26 am

» MẤY GIÒNG LƯU BÚT/CN-HNT
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Thu Sep 19, 2019 8:45 pm

» MƯA – BÌNH LONG
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby Ngô Việt Sương Fri Apr 13, 2018 6:51 pm

» HOÀI NIỆM TUỔI THƠ
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby TRẦN ĐỨC LAI Wed Mar 21, 2018 8:08 am

» Năm Gà Nói Chuyện Cà Kê
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby sơn trà Tue Jan 31, 2017 4:32 am

» CHÚC TẾT ĐINH DẬU - Ban Diều Hành CTT
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby Song an Châu Mon Jan 23, 2017 8:13 am

» Tin mới
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Jan 10, 2017 4:31 pm

» BếnMong(NCali)/MộngẢo(ChNg)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 08, 2017 10:29 pm

» THƠ NÓI LÁI CỦA ĐẠI GIA
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby sơn trà Thu Jan 05, 2017 7:40 am

» MONG NGƯỜI VÁ LẠI TÌNH TÔI - Song An Châu
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby Song an Châu Tue Jan 03, 2017 5:39 pm

» GỌI THẦM - Tùy bút Song An Châu
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby Song an Châu Mon Dec 26, 2016 7:23 am

» Hai Đêm Giáng-sinh
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Dec 20, 2016 5:47 pm

» Nhà thơ đứng chợ
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Dec 10, 2016 4:31 pm

» XIN TẠ ƠN(2016)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Nov 22, 2016 5:05 am

» Mùa Thu bất tận/ChNg
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Nov 07, 2016 10:55 pm

» Tình Thu Trao Đi/ChNg
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Nov 04, 2016 7:27 am

» TÌNH HỌC TRÒ
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby Lêkhoacử Fri Oct 28, 2016 10:33 pm

» VỀ HƯU - Tùy bút Song An Châu
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby Song an Châu Mon Oct 17, 2016 3:06 am

» ĐÀN CHIM XA XỨ - Song An Châu
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeby Song an Châu Wed Oct 12, 2016 7:31 pm

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Tân Mão
MỜI KHÁCH
THỜI GIAN LÀ ....!


Gallery
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Empty
Top posters
Song an Châu (665)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_leftPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển I_voting_barPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_right 
Lêkhoacử (625)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_leftPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển I_voting_barPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_right 
chinh nguyen (248)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_leftPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển I_voting_barPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_right 
sơn trà (221)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_leftPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển I_voting_barPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_right 
Admin (192)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_leftPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển I_voting_barPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_right 
Trà My (171)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_leftPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển I_voting_barPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_right 
Hoàng Dũng (164)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_leftPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển I_voting_barPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_right 
Lida (121)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_leftPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển I_voting_barPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_right 
PCnet (87)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_leftPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển I_voting_barPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_right 
TRẦN ĐỨC LAI (84)
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_leftPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển I_voting_barPHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Poll_right 

 

 PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
sơn trà

sơn trà


Tổng số bài gửi : 221
Join date : 01/01/2010

PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Empty
Bài gửiTiêu đề: PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển   PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeSun Jan 06, 2013 8:44 am

PHONG TỤC Viêt Nam:
Tìm Hiểu Về Cúng Hành Khiển
.

Hằng năm cứ đến ngày Tết Nguyên Đán, ba tôi thường cử hành nhiều nghi lễ để cúng bái cung nghinh, đưa tiễn chư vị thần thánh, tiên linh ông bà. Bắt đầu từ ngày hăm ba tháng chạp âm lịch là lễ đưa Ông Táo chầu trời.Những ngày kế tiếp là dọn dẹp, lau chùi sơn phết nhà cửa, viết câu đối đỏ, trang trí bàn thờ, đánh bóng lại bộ lư đồng (tam sự).. Để chuẩn bị ngày 30 có lễ cung nghinh Cửu huyền thất tổ về ăn Tết mà người ta thường nói là Lễ Rước Ông Bà. Có rất nhiều nghi lễ trong ngày Tết cổ truyền, dịp khác tôi sẽ chia sẻ đến quý vị. Trong bài viết nầy người viết chỉ trình bày về nghi lễ Cúng Hành Khiển cử hành vào đêm Giao thừa.
Dân gian Việt nam thường nói: “Xưa bày nay bắt chước”. Cho nên phong tục và lễ nghi cũng tùy thuộc theo vùng. Gia đình tôi người miềnTrung ba tôi Quảng nam chính hiệu. Người ta thường nói: “Quảng nam hay cãi”. Ba tôi có lý lẽ của ông, có lẽ học theo kiểu Phan khôi. Thông thường, ông không chấp nhận những ý kiến khác thiếu cơ sở. Ông thường tự hào trong gia tộc có nhiều đời làm thầy, hồi nhỏ tôi thấy trong xóm làng tôi đều bắt chước theo ông nội tôi. Đến đời ba tôi nghi lễ có pha trộn sắc màu của Phật giáo, và cho đến ngày nay bài viết nầy phản ảnh những chuyện xưa như một phần di cảo trong việc nghiên cứu về phong tục và tâm linh.
Tôi không rõ phong tục miền Nam Việt nam cúng Hành Khiển được cử hành khi nào. Khoảng vào năm 1970 Cậu tôi ở Sài gòn về có tặng cho ba tôi quyển: “Tử vi Huỳnh Liên năm Canh Tuất” do Chiêm tinh gia Huỳnh Liên và Ký giả Việt Nhân xuất bản. Quyển sách trong đó có bài viết về cách cúng Hành Khiển, sau đó có bài thơ dễ nhớ, câu mở đầu như sau:
Đầu năm ra mắt mùng ba
Cúng ông Hành Khiển cùng là Hành Binh.
Ba tôi mới đọc đến câu nầy bỗng “ nộ khí xung thiên” xé quyển sách đó đi, cho là “loại dốt mà cũng đoài làm thầy”. Từ đó ông không bao giờ đọc sách của tác giả Huỳnh Liên nữa.
Ông giải thích cho tôi biết rằng: Theo người Trung Hoa không rõ tập tục cúng hành Khiển từ khi nào, nhưng chắc chắn là sau thời nhà Chu (256 TCN) Ông cho rằng vì thời đó có sách Gia Lễ thời Chu chưa đề cập đến việc cúng hành khiển, và các vị thần Hành Khiến nầy đều là chư hầu của nhà Chu trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tục Cúng Hành Khiển thì cho rằng mỗi năm có một vị Phán quan ghi chép công việc ở dương thế, để trình lên Ngọc hoàng Thượng đế. Đồng thời có một vị Hành Khiển (coi việc văn) Một vị Hành Binh (coi việc võ) theo quy trình 12 năm (12 con giáp) Những vị đó là các vị vua các nước chư hầu thời Chu đã hiển thánh.
Vương hiệu của 12 vị hành binh, hành khiển và phán quan cho mỗi năm là:

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Nguy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.

Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

Theo tôi nghĩ việc nầy do Đạo Giáo truyền từ Trung Hoa sang Việt nam. Đúng ra chỉ những đình miếu thờ tự tín ngưỡng của Đạo Giáo mới cử hành lễ cúng Hành Khiển nầy. Những người hành nghề Thầy cúng, Thầy pháp đọc kinh sách chữ Hán mới biết. Nhưng họ vẫn phổ biến rộng rãi ra dân gian có lẽ vì mục đích mưu sinh. Sau nầy các thầy ở Chùa Phật giáo cũng du nhập việc cúng Hành khiển vào Chùa và các tư gia. Việc nầy nó không đúng giáo lý tánh Không của Phật Giáo, nhưng vì phương kế để sinh tồn, quý thầy cuối năm cũng viết sớ Minh Niên cho tín hữu để họ về nhà cúng Hành Khiển trong đêm Giao Thừa. Nếu quý vị đã tôn thờ một tín ngưỡng nào đó, có giáo chủ của mình, cần phải cẩn thận trong việc thờ cúng các vị thần ở một tôn giáo khác niềm tin, việc nầy tất nhiên là không có ích lợi. Trong bài sớ cúng Hành Khiển, tôi xin dich Nôm tóm lược như sau:
“ Diêu hành tam giới, chấp chưởng vạn bang, sơ niên giao hội chi kỳ. Tống cựu nghinh tân chi lễ.” Tạm dịch là: {Nhìn biết khắp ba cõi, coi sóc hết các nước, đầu năm bàn giao ( các thần). Thiết lễ đưa tiến năm cũ, đón năm mới} tên Tín chủ, địa chỉ…
Ngôn Niệm: Sanh ư trung giới, mạng hệ thượng thiên, hà càn khôn phủ tái chi ân, cảm oai quang phò trì chi đức. Tư giả bổn nguyệt cát nhật nãi thánh thần giao hội chi kỳ, y đệ tử lễ cầu chi nhật..
Nghinh… Hành Khiển… hành Binh chi thần… Tào Phán quan qủy vương sứ gỉa
Tạm dịch: { Thiết nghĩ: người sanh ở đất, mệnh thuộc trên trời, nhờ ơn càn khôn che phủ, nghĩ ơn trên phù hộ. Hôm nay tháng tốt ngày lành, nên thánh thần giao hội, là người trò nhỏ sắm lễ cầu xin Đón Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan quỷ vương sứ giả (Vì năm nay là năm Tỵ)
Vì thế nếu cúng Hành Khiển cử hành vào đêm Giao thừa, không thể nào cũng vào ngày mồng 3 tết như tác giả Huỳnh Liên đã nêu là hoàn toàn sai.
Ngay cả lễ Trừ Tịch cũng xuất phát từ Trung hoa theo người Tàu còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ Tịch, tức là ngày 30 Tết có dùng 120 trẻ con trạc chín mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, do đó có danh từ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ Giao Thừa.
Về phong tục Việt nam chỉ có Hát Sắc Bùa (Xem bài viết đã đăng điễn đàn CTT) Theo tôi nghĩ mới đúng là phong tục ngàyTết của Việt nam. Còn các nghi lễ khác tùy theo địa phương và tín ngưỡng của mỗi gia đình.

Ngày nay nhiều người chưa phân biệt thờ gia tiên hay gia thần. Thờ gia tiên là tín ngưỡng thờ cúng ông bà. Nhiều người thường nói tôi theo “ Đạo thờ ông bà” Nói Đạo là sai, vì Đạo là phải có vị Giáo chủ đứng đầu.Thờ cúng ông bà không phải là một Tôn giáo hay nói khác đi là không phải một Đạo, nó như một phong tục tập quán. Còn thờ gia thần theo Nho Lão là các vị thần linh cai quản gia đình. Theo Lễ Ký: Ngũ tự Gia thần gồm: Môn Gia Hộ Úy, (Thần giữ cổng) Tiên Sư Bổn Mạng, (Thần nghề nghiệp) Táo Phủ Thần Quan (Thần bếp)Bản Chủ Thổ Công (Thần giữ đất vườn) Nhân Súc Y Thần (Thần giữ sức khỏe người và súc vật) Tùy theo địa phương người ta thờ các thần khác nhau,và cách hành lễ cũng khác nhau. Khi chúng ta phân biệt được điều nầy thì nhà nào không có bàn thờ gia thần, chỉ có thờ gia tiên thì soạn mâm lễ cúng Hành Khiển là không đúng cách. Nhiều gia đình theo Phật giáo thường thờ tiền Phật hậu linh, (trước thờ Phật, sau thờ ông bà). Như vậy vẫn không có bàn thờ thần. Trong tam quy của Phật giáo cấm rằng người Phật tử không quy y thiên thần quỷ vật.Nếu như cúng Hành Khiển thì chẳng biết đặt bàn ở đâu cho hợp lễ với tôn giáo nầy.
Phong tục Việt nam đa phần ảnh hưởng về văn hóa và tập tục của người Trung Hoa. Nhìn lại lịch sử Việt, từ thời Bắc thuộc chữ viết của người Trung Hoa mà chính quyền đô hộ Tàu cưỡng nhập vào nước ta, để dùng làm văn tự chính thức. Những người theo chủ thuyết duy linh cho rằng văn tự cổ thì cúng tế mới linh hiển, họ cho rằng đọc lên thì chư thần thánh (là người thượng cổ ?) ở cõi linh thiên huyền bí nào đó họ mới hiểu sự cầu xin và giáng phước đến cho người cầu khẩn. Theo Việt sử Thông giám Cương mục (Chính biên, quyển VII, tờ 26) thì năm Nhâm Ngọ (1282) niên hiệu Thiệu Bảo, thứ 4 đời Trần Nhân Tông: Tháng tám, mùa thu có cá sấu đến sông Phú Lương (sông Hồng ngày nay). Nhà vua sai quan Hình bộ thượng thư là Nguyễn Thuyên làm bài văn thả xuống sông, cá sấu bỏ đi, nhà vua thấy việc đó giống như việc Hàn Dũ (của Trung Quốc) bèn cho Nguyễn Thuyên được đổi họ Hàn... Chuyện xảy ra cách đây hơn 700 năm chúng ta thấy rằng đâu cần phải dùng văn tự cổ điển như chữ Hán thì thần linh mới chứng giám. Người có lòng thành không cần phải viết sớ bằng chữ Nho. Dù rằng chữ Nôm, quốc ngữ, hay Anh ngữ nhưng cốt ở tấm lòng thành và đạo đức của con người thì thần thánh cũng kinh nể. Cho nên sách có câu “Đức trọng quỷ thần kinh”.
Phong tục tập quán Việt nam có rất nhiều điều rất hay, nhưng vẫn có nhiều hủ tục cần phải bỏ. Ví dụ như tục Xông nhà, Xông đất, lái lộc ngày Xuân, nhiều ngôi đình chùa, ngày Tết đã viết bản cấm hái lộc, bẻ cành, nhưng người hành hương du Xuân đi xin lộc, khiến tất cả các cây cảnh trong vườn chùa đều trơ trụi thê thảm. Ngày nay thế giới văn minh tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều người bỏ tiền mua vàng mã, dán nhà lầu xe hơi bằng giấy, in tiền ngân hàng địa phủ, để hối lộ các Hành binh, hành khiển và Phán quan. Họ cho rằng “Dương sao, thì âm vậy” thật cũng đáng buồn cho sự ý thức giáo dục của xã hội. Biết rằng đã có nhiều ý tưởng canh tân, song nhìn gương Nguyễn Trường Tộ ngày xưa, cái án treo cổ sờ sờ, nhiều kẻ chưa già nhưng vẫn “ lão giả an chi” vậy.
Sơn Trà
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 192
Join date : 28/11/2009

PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển   PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển Icon_minitimeSun Jan 06, 2013 12:49 pm



KÍNH GỞI NHÀ THƠ SƠN TRÀ
Cám ơn bài viết của Sơn Trà
Tôi mong Sơn Trà cho biết cách cúng và đọc sớ ngắn gọn giao thứa và đầu năm.

Thanks
Về Đầu Trang Go down
https://chantroitim.forumvi.com
 
PHONG TỤC VIỆT NAM Tìm hiểu về Cúng Hành Khiển
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phong Tục Việt nam- Tìm hiểu về Cúng Đất
» CÁCH CHỮA PHỎNG ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
» Tìm hiểu Phong tuc_ Tết Nguyên Tiêu
» NIỀM HẢNH DIỆN CỦA DÂN TỘC VIÊT
» VIẾT HOÀI CŨNG RỨA

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CHÂN TRỜI TÍM :: VĂN :: Nhật ký ,Tùy bút,đoản khúc-
Chuyển đến